NGƯỜI CHIẾN THẮNG BỆNH ĐẬU MÙA. Trần Phương Hạnh

 

Edward Jenner (1749-1823)

Edward Jenner ra đời ngày 17/5/1749, tại miễn quê Berkeley, thuộc vùng Gloucester, ở Tây Nam nước Anh, trong gia đình một giám mục địa phận nông thôn. Jenner được gia đình cho theo học các môn Hy Lạp, Latin, văn học cổ điển, với hy vọng sau này cậu sẽ thành giám mục.

Continue reading

NGƯỜI MỞ ĐƯỜNG CHO NGÀNH PHẪU THUẬT. Trần Phương Hạnh

Có ai ngờ những thầy thuốc hành nghề mổ xẻ xưa kia ở Châu Âu chỉ được quyền rạch da, trích mụn; có người phục vụ như những kẻ hầu ở những nhà tắm công cộng, để cắt những cục chai ở tay chân hoặc dùng dao kéo để làm theo một số yêu cầu của khách tắm! Trong hoàn cảnh đó đã xuất hiện Ambroise Paré (1509-1590), người đã có tác động “mở đường” cho ngành phẫu thuật trong y khoa.

Continue reading

ĐỪNG UỐNG RƯỢU! Peter J. Steincrohn (Nguyễn Hiến Lê dịch)

Trong nhiều trường hợp, rượu là vị thuốc tốt
Cụ A. 84 tuổi, mỗi lần giới thiệu tôi với một người quen của cụ, đều nói thêm câu hóm hỉnh này: “Hồi tôi mới sáu mươi cái tuổi xuân, ông đây, bác sĩ của tôi, đã tập cho tôi cái tật nhậu nhẹt. Tôi nhớ hồi đó tôi bị chứng mất ngủ, cơ hồ không có thuốc nào trị được. Uống thuốc nào thì sáng hôm sau cũng thấy miệng khô, đắng nghét. Bác sĩ của tôi bảo tôi uống một viên aspirine chung với một ngụm rượu Cherry hay Porto. Phương thuốc đó thật thần hiệu và tôi theo luôn đến giờ, đêm nào cũng ngủ say như một em bé.
Nói xong, ngừng một chút, cụ lại ngó tôi mà bảo nửa đùa nửa thật: “Tôi vẫn tự hỏi hậu quả của phương thuốc đó sau này ra sao, không biết tôi có thành một tên nghiện không?”

Continue reading

TIA SÁNG DIỆU KỲ. Trần Phương Hạnh

W.K. Roentgen (1845-1923)

Năm 1901, năm bắt đầu thế kỷ 20, được đánh dấu bằng sự kiện giải Nobel y học được đặt ra và lần đầu tiên trao tặng cho một phát hiện vĩ đại trong việc tìm hiểu cơ thể con người: đó là phát hiện về tia X của nhà vật lý học người Đức, Wilhelm Konrad Roentgen (1845-1923).

Continue reading

NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN RƯỢU ẨN DANH

Lời nói đầu (tải về pdf)
Lời nói đầu cho ấn bản Việt ngữ
Lời tựa
Lời nói đầu, xuất bản lần thứ nhất
Lời nói đầu, xuất bản lần thứ hai
Lời nói đầu, xuất bản lần thứ ba
Ý kiến của bác sĩ y khoa
Chương 1. Câu chuyện của ông Bill
Chương 2. Có một giải pháp
Chương 3. Tìm hiểu thêm về chứng nghiện rượu
Chương 4. Chúng tôi, những người không theo Chúa
Chương 5. Làm thế nào để thành công
Chương 6. Bắt tay hành động
Chương 7. Làm việc với những người khác
Chương 8. Với những bà vợ
Chương 9. Gia đình tiếp sau
Chương 10. Với những người chủ nhân
Chương 11. Tầm nhìn cho bạn
Cơn ác mộng của bác sĩ Bob
Phụ lục
Những câu chuyện cá nhân
Những người tiên phong của Hội
Những Người Nghiện Rượu Ẩn Danh (Hội A.A.)

ĐUỔI HẾT THẦY THUỐC VÀ BÀ ĐỠ CÓ ĐÔI TAY BẨN. Trần Phương Hạnh

 

Mặc dù có nhiều thầy thuốc đã lên tiếng về nguy cơ gây nhiễm trùng cho các sản phụ, tới giữa thế kỷ 19 việc phòng chống bệnh sốt hậu sản vẫn chưa được thực hiện. Cho tới khi một thầy thuốc người Hungari, với một lòng dũng cảm hiếm thấy, đã mãnh liệt đả phá những quan niệm và tập quán sai lầm về bệnh sốt hậu sản. Chính ông là người mở đường cho công việc sát trùng tại các bệnh viện sản khoa và nhờ đó đã xua tan bóng ma thần chết từ xưa vẫn ám ảnh các bà mẹ sau lúc sinh con. Người thầy thuốc đó là Ignaz Philippe Semmelweis (1818-1865).

Continue reading

PHÒNG 6. Anton Pavlovich Chekhov

I

Cuối sân bệnh viện có một căn nhà xép, xung quanh mọc lên cả một rừng ngưu bàng, ké hoang và gai dại. Tấm mái tôn đã han rỉ hết, chiếc ống khói đã sụp lỡ mất một nửa, các bậc cấp trước thềm đều đã mục nát, cỏ mọc xanh rì, lớp vữa trát tường thì chỉ còn để lại một vài vết tích. Mặt trước căn nhà quay về phía bệnh viện, mặt sau nhìn ra cánh đồng qua dãy rào bằng gỗ màu xám tua tủa những đinh bao quanh bệnh viện. Những chiếc đinh đầu nhọn đóng chĩa ra ngoài, dãy hàng rào, cũng như chính căn nhà xép, đều có cái vẻ tiêu điều, ảm đạm; đặc biệt chỉ thấy ở những bệnh xá hay nhà lao.

Continue reading