DÙNG SINGLE CITATION MATCHER ĐỂ TÌM BÀI BÁO TOÀN VĂN

Trong trang web PubMed (pubmed.gov) của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (National Library of Medicine – NLM) có công cụ Single Citation Matcher (tìm một trích dẫn) giúp người dùng tìm bài báo y sinh học trên PubMed.

Vào một trình duyệt web, gõ pubmed.gov vào ô tìm kiếm.

Nhấp vào Single Citation Matcher nằm ở bên dưới màn hình.

Có thể điền vào các ô sau:
+ Journal (tên tạp chí)
Tên tạp chí được viết nguyên hoặc viết tắt. Một danh sách được hiện ra để tùy chọn.

+ Date (ngày tháng năm xuất bản)
Điền theo thứ tự năm, tháng, ngày yyyy/mm/dd. Có thể không điền tháng và ngày.

+ Volume (tập)
Các số báo trong một năm có cùng một volume.

+ Issue (số)
Mỗi số báo trong năm có một issue.

+ First page (trang đầu tiên)
Chỉ cần điền số trang bắt đầu mà không cần điền số trang cuối của một bài báo.
Số trang trong một volume thường bắt đầu từ issue đầu tiên và tiếp nối đến issue cuối cùng. Thí dụ: American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine Volume 202 Issue 1 (Jul 1, 2020, pp. 1-156), Volume 202 Issue 2 (Jul 15, 2020, pp. 157-308), Volume 202 Issue 3 (Aug 1, 2020, pp. 309-478). Do đó, nếu có volume và first page thì không cần để ý đến issue cũng có thể tìm được bài báo.

+ Author name (tên tác giả)
Chỉ cho phép điền vào một tên tác giả. Một danh sách được hiện ra để tùy chọn.

+ Only as first author
Giúp xác định tên tác giả đã điền vào là tác giả đầu tiên và chỉ tìm tác giả đầu tiên này.

+ Only as last author
Giúp xác định tên tác giả đã điền vào là tác giả cuối cùng và chỉ tìm tác giả cuối cùng này.

+ Title words
Chỉ cần điền vào các từ chính trong tựa bài mà không cần toàn bộ tựa bài.

Sau khi điền các thông tin, nhấp vào Search, kết quả thí dụ là:

Phần abstract (tóm tắt) ở giữa màn hình. Liên kết đến toàn văn nằm ở phía trên cột bên phải, nhấp vào sẽ đến trang web chứa toàn văn bài báo. Toàn văn có thể miễn phí (free) hoặc phải trả tiền.

Có thể sử dụng Single Citation Matcher để tìm các bài báo trên một số báo (issue) của một tạp chí. Thí dụ: gõ vào ô Journal European Respiratory Journal, vào ô Date 2020, vào ô Issue 2, có 115 kết quả.

Có thể sử dụng Single Citation Matcher để tìm các bài báo của một tác giả trên PubMed. Thí dụ: gõ vào ô Author name Lan LT, có 10 kết quả.

TRẦM CẢM

Bạn có cảm thấy buồn bã, trống rỗng, và tuyệt vọng hầu như cả ngày, hầu như mỗi ngày? Bạn đã mất hứng thú hoặc niềm vui trong sở thích của bạn hoặc khi được ở với bạn bè và gia đình? Bạn có khó ngủ, ăn không ngon, và hoạt động khó khăn? Nếu bạn cảm thấy như vậy trong ít nhất 2 tuần, bạn có thể bị trầm cảm, một rối loạn tâm trạng nghiêm trọng nhưng có thể điều trị được.
Continue reading

HỘI CHỨNG SAY ĐÊM TRƯỚC

Đối với nhiều người, một đêm nhậu nhẹt có thể đưa đến một buổi sáng đau khổ hôm sau và các tác động hãi hùng của hội chứng say đêm trước (hangover, túc túy).

Khoa học nói gì với chúng ta về hiện tượng này?

Điều gì gây nên các triệu chứng điển hình của hội chứng say đêm trước?

Và câu hỏi có lẽ cũng cũ như chính hội chứng say đêm trước là: thật sự có bất kỳ biện pháp chữa trị nào không?

Continue reading

PHÂN BIỆT X QUANG, CT, MRI, SIÊU ÂM

Bạn có bao giờ chụp X quang, MRI hoặc một chụp quét y tế khác? Bạn có biết những test này tác động ra sao? Hoặc chúng làm được gì?

Chụp quét y tế giúp bác sĩ chẩn đoán mọi việc từ chấn thương đầu đến đau bàn chân. Có nhiều loại kỹ thuật hình ảnh. Mỗi loại hoạt động khác nhau.

Một số loại sử dụng phóng xạ (radiation). Số khác sử dụng sóng âm thanh (sound wave), sóng vô tuyến (radio wave) hoặc từ trường (magnet). Hiểu biết về cách hoạt động của chụp quét y tế giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi bạn hoặc người thân cần đến nó. Nó cũng giúp bạn biết những gì cần hỏi trước khi làm test hình ảnh.

Continue reading

TRÍ NHỚ GIÁN ĐOẠN: XÓA ĐEN BỘ NHỚ DO RƯỢU (BLACKOUT)

Nhậu đến mức xóa đen bộ nhớ (blackout) đã nhận nhiều tai tiếng trong giới trẻ những năm gần đây. Xóa đen bộ nhớ thường đi kèm với việc uống quá nhiều rượu, có thể dẫn đến mất mát trí nhớ về những sự kiện xảy ra lúc say sưa, đến nguy cơ tăng rất cao các tổn thương và các tai hại khác. Chúng có thể xảy ra ở mọi người uống rượu, bất kể tuổi tác hoặc mức độ từng trải uống rượu. Trong bài này, chúng tôi nhìn một cách tỉnh táo về hậu quả thường gặp nhưng gây quan ngại sâu sắc của việc lạm dụng rượu.

Xóa đen bộ nhớ là gì?

Xóa đen bộ nhớ là những khoảng trống trong trí nhớ của một người về những sự kiện xảy ra khi họ say sưa. Những khoảng trống này xảy ra khi một người uống rượu đến mức ngăn chận tạm thời việc chuyển trí nhớ từ kho lưu trữ tạm thời sang kho lưu trữ dài hạn – được gọi là lưu kho trí nhớ (memory consolidation) – trong một vùng não gọi là hồi hãi mã (hippocampus).

Continue reading

BỆNH UỐNG RƯỢU

TÓM TẮT

Bệnh uống rượu (alcohol use disorder) (kể cả mức độ đôi khi được gọi là bệnh nghiện rượu) là một kiểu uống rượu có liên quan đến việc kiểm soát uống rượu, bị rượu ám ảnh, tiếp tục uống dù rượu gây rắc rối, phải uống nhiều hơn để có cùng một hiệu quả, hoặc có các triệu chứng cai nghiện (withdrawal symptoms) khi giảm đột ngột hoặc ngưng uống.

Continue reading

CHĂM SÓC VÀ AN ỦI LÚC CUỐI ĐỜI

Chăm sóc giảm nhẹ là phần thiết yếu của chăm sóc y tế lúc cuối đời, là loại chăm sóc giúp đỡ và an ủi một người sắp chết. Mục đích là ngăn ngừa hoặc làm giảm đau đớn càng nhiều càng tốt và cải thiện chất lượng cuộc sống đồng thời tôn trọng các nguyện vọng của người bệnh.

Continue reading

GAN NHIỄM MỠ

Gan nhiễm mỡ là gì?

Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể. Nó giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn, lưu trữ năng lượng và loại bỏ chất độc. Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ trong gan. Có hai loại chính :
+ Gan nhiễm mỡ không do rượu (nonalcoholic fatty acid liver disease – NAFLD)
+ Gan nhiễm mỡ do rượu

Continue reading

CÓ THỂ PHÒNG NGỪA HỘI CHỨNG SAY ĐÊM TRƯỚC KHÔNG?

Có nhiều phương pháp chữa trị hội chứng say đêm trước, nhưng ít có phương pháp nào được thử nghiệm một cách khoa học hoặc được chứng minh có hiệu quả.

Hội chứng say đêm trước (hangover – túc túy) là những gì một số người trải nghiệm vào buổi sáng sau một buổi tối quá say sưa. Các triệu chứng điển hình gồm có nhức đầu, mất nước, mệt mỏi, buồn nôn, ói mửa.

Continue reading