John Hunter ra đời năm 1728 ở Scotland, trong một gia đình nghèo. Hoàn cảnh khó khăn nên thuở nhỏ John không được chăm sóc, suốt ngày cậu chạy chơi ngoài đồng cỏ, trong rừng rậm, trèo phá tổ chim lấy trứng. Đặc biệt cậu rất ham học hỏi. Sau này chính Hunter cũng tự nhận xét: “Khi nhỏ tuổi, tôi muốn hiểu biết đủ mọi điều: mây gió, cỏ cây, ưa quan sát thiên nhiên; ngắm nhìn chim, ong, kiến, cá”. Lớn lên, cậu phải đến làm việc cho một xưởng gỗ. John khéo tay, làm đồ mộc rất đẹp, nhưng ít lâu sau, xưởng mộc đóng cửa, cậu phải nghỉ việc.
Category Archives: Y HỌC THƯỜNG THỨC
Y DƯỢC. Phan Kế Bính
Ta trước đây chỉ dùng hai thứ thuốc: các vị của Tàu gọi là thuốc bắc, các vị của ta gọi là thuốc nam.
Thuốc nam cũng nhiều phương thần hiệu lắm. Như thuốc bó xương, thuốc rắn cắn, thuốc chó dại v.v… nhiều khi chữa khỏi trông thấy. Chắc cũng còn nhiều phương thần hiệu nữa; nhưng ngặt vì tính người mình bí hiểm, ai có phương nào tuyệt hay thì chỉ để làm bài thuốc gia truyền mà kiếm lợi riêng một mình; chớ không ai làm ra sách vở hoặc truyền lại cho người khác. Người ấy mất thì bài thuốc cũng mất, cho nên không còn mấy bài hay đến bây giờ.
YERSIN, NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG ĐẦU TIÊN CỦA TRƯỜNG Y KHOA HÀ NỘI. Trần Phương Hạnh
Hà Nội, năm 1902
Những đường phố nhỏ hẹp, quanh co ôm vòng mặt hồ, mặt nước xanh rờn, phẳng lặng. Những hiệu buôn, mái rêu thấp lè tè, cánh cửa gỗ lùa, nhô ra thụt vào trên hè phố lát gạch cao thấp nhấp nhô.
Tháng 1/1902, Yersin đến Hà Nội. Công việc thành lập trường y khoa đầu tiên của Đông Dương thật không đơn giản dễ dàng vì có nhiều người phản đối.
GÕ NGỰC ĐỂ KHÁM BỆNH. Trần Phương Hạnh
Vào những năm đầu thế kỷ XIX, tại các bệnh viện thủ đô nước Pháp, người ta đồn rằng có một thầy thuốc rất giỏi, chỉ cần gõ nhẹ vào ngực bệnh nhân là có thể đoán biết đủ mọi bệnh. Tin đó lan truyền đến tai Hoàng đế Napoléon. Một hôm, sau khi đi dự dạ hội về khuya mới trở về, Hoàng đế lâm bệnh. Ngài chợt nhớ tới lời đồn đại đó và hỏi:
– Người thầy thuốc nổi tiếng đó là ai vậy? Hãy cho mời ông ta đến đây để chữa bệnh.
– Tâu Hoàng đế – viên cận thần đáp – ông thầy thuốc đó là Corvisart.
DANH HỌA LEONARDO DA VINCI CŨNG LÀ NHÀ Y HỌC. Trần Phương Hạnh
Leonardo da Vinci (1452-1519) không chỉ là một danh họa, một nhà điêu khắc lớn của thời Phục Hưng, mà còn là một nhà giải phẫu học và sinh lý học vĩ đại của thế kỷ XV. Trong những hoạt động đa dạng của ông có sự thống nhất hài hòa giữa tài năng nghệ thuật và lòng đam mê nghiên cứu khoa học và y học. Cộng tác với một thầy thuốc và giảng viên trường y khoa Padua là Marco Antonio de la Torre (1473-1506), ông đã phẫu tích đến 30 xác người tại các bệnh viện lớn ở miền Bắc nước Ý để nghiên cứu kỹ cấu trúc cơ thể người. Ông đã dành nhiều công sức ghi chép tỉ mỉ, có nhiều nhận xét xác đáng về giải phẫu học, đặc biệt ông đã vẽ tới 750 bản phác thảo về cấu trúc cơ, xương, khớp, tim, phổi, các mạch máu lớn nhỏ, não, dây thần kinh và các tạng trong cơ thể con người. Ông còn nghiên cứu trên động vật, làm nhiều thử nghiệm sinh lý học để biết rõ các chức năng hoạt động của những bộ phận trong cơ thể. Ông cũng chú ý đến sự phát triển của phôi thai.
NGƯỜI MỞ ĐƯỜNG CHO PHẪU THUẬT VÔ TRÙNG. Trần Phương Hạnh
Joseph Lister, người thầy thuốc ngoại khoa đã tìm ra phương pháp sát trùng trong phẫu thuật, bằng cách hủy diệt các mầm bệnh tại vết thương nhờ sử dụng những chất hóa học, từ đó hình thành nên ngành phẫu thuật vô trùng, nghĩa là thực hiện những phương pháp sao cho phẫu thuật được tiến hành trong điều kiện hoàn toàn không có mầm bệnh.
TỪ MỘT PHÁT KIẾN TÌNH CỜ. Trần Phương Hạnh
Có những phát kiến khoa học đã đến từ một sự tình cờ. Nếu vật lý học có chuyện trái táo của Newton và sợi dây thả diều của Franklin, thì trong y học, việc phát hiện ra penicillin của Fleming cũng không phải là một ngoại lệ.
NGƯỜI CHIẾN THẮNG BỆNH ĐẬU MÙA. Trần Phương Hạnh
Edward Jenner (1749-1823)
Edward Jenner ra đời ngày 17/5/1749, tại miễn quê Berkeley, thuộc vùng Gloucester, ở Tây Nam nước Anh, trong gia đình một giám mục địa phận nông thôn. Jenner được gia đình cho theo học các môn Hy Lạp, Latin, văn học cổ điển, với hy vọng sau này cậu sẽ thành giám mục.
NGƯỜI MỞ ĐƯỜNG CHO NGÀNH PHẪU THUẬT. Trần Phương Hạnh
Có ai ngờ những thầy thuốc hành nghề mổ xẻ xưa kia ở Châu Âu chỉ được quyền rạch da, trích mụn; có người phục vụ như những kẻ hầu ở những nhà tắm công cộng, để cắt những cục chai ở tay chân hoặc dùng dao kéo để làm theo một số yêu cầu của khách tắm! Trong hoàn cảnh đó đã xuất hiện Ambroise Paré (1509-1590), người đã có tác động “mở đường” cho ngành phẫu thuật trong y khoa.
ĐỪNG UỐNG RƯỢU! Peter J. Steincrohn (Nguyễn Hiến Lê dịch)
Trong nhiều trường hợp, rượu là vị thuốc tốt
Cụ A. 84 tuổi, mỗi lần giới thiệu tôi với một người quen của cụ, đều nói thêm câu hóm hỉnh này: “Hồi tôi mới sáu mươi cái tuổi xuân, ông đây, bác sĩ của tôi, đã tập cho tôi cái tật nhậu nhẹt. Tôi nhớ hồi đó tôi bị chứng mất ngủ, cơ hồ không có thuốc nào trị được. Uống thuốc nào thì sáng hôm sau cũng thấy miệng khô, đắng nghét. Bác sĩ của tôi bảo tôi uống một viên aspirine chung với một ngụm rượu Cherry hay Porto. Phương thuốc đó thật thần hiệu và tôi theo luôn đến giờ, đêm nào cũng ngủ say như một em bé.
Nói xong, ngừng một chút, cụ lại ngó tôi mà bảo nửa đùa nửa thật: “Tôi vẫn tự hỏi hậu quả của phương thuốc đó sau này ra sao, không biết tôi có thành một tên nghiện không?”