THÀNH TRÌ. A.J. Cronin

Tải về toàn văn

Với chủ đề nổi bật trong toàn bộ tác phẩm là đạo đức và trách nhiệm của người thầy thuốc, “Thành trì” mô tả một cách sinh động cuộc sống và đấu tranh của một bác sĩ trẻ tuổi tài năng, có lương tâm và nhiệt huyết, say mê làm việc vì khoa học và sức khỏe của người bệnh. Đây là cuộc đấu tranh chống lại sự dốt nát lạc hậu ngự trị trong ngành y và tổ chức y tế cổ hũ ở nước Anh đương thời, chống lại những lối làm ăn tắc trách, bất lương của những thầy thuốc coi rẻ tính mạng con người. Đây cũng là cuộc đấu tranh với bản thân, chống lại sự cám dỗ của tiền tài và danh vọng.

Continue reading

DỊCH HẠCH. Albert Camus. Nguyễn Trọng Định dịch

Tải về toàn văn

Lời giới thiệu

Albert Camus (1913 – 1960) là một trong những tên tuổi nổi bật trên văn đàn Pháp trong những thập kỷ giữa và sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tác phẩm của Camus – tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn, tùy bút và tiểu luận – gây nên những cuộc tranh luận sôi nổi ở Pháp và nhiều nước trên thế giới.

Camus được giải thưởng Nobel về văn học năm 1957 vì sáng tác văn học của ông đã “đưa ra ánh sáng những vấn đề đặt ra cho lương tâm loài người ở thời đại chúng ta”.

Trong số những tác phẩm của ông, cuốn tiểu thuyết “Dịch Hạch” (La Peste) được đánh giá cao hơn cả. Nội dung tác phẩm là nạn dịch hạch và cuộc chiến đấu thầm lặng, cực kỳ gian khổ để dập tắt nạn dịch, cứu sống thành phố Oran trên bờ biển Algérie. Thành phố đang sống thanh bình thì bỗng những con chuột lăn ra chết ở khắp nơi. Rồi đến một người, hai người, hàng chục, hàng trăm người bị chết. Oran biến thành một địa ngục khủng khiếp, quằn quại trong nguy cơ bị diệt vong như bao thành phố trước kia ở châu Âu, châu Á, châu Phi.

Continue reading

THU THỦY. Trang Tử Nam Hoa Kinh. Nguyễn Hiến Lê dịch

1

Mùa thu khi nước dưng, cả trăm con sông đổ dồn ra Hoàng Hà, dòng nước mênh mông, tới nỗi đứng bờ bên đây nhìn qua bờ bên kia không phân biệt được con bò với con ngựa.

Hà Bá (thần sông Hoàng Hà) hoan hỉ, cho mình làm chủ được hết những cái đẹp trong thiên hạ. Nhưng khi xuôi dòng qua phía Đông, tới Bắc Hải thấy làn nước vô biên trải ra trước mặt, mới quay lại, ngửng đầu lên nhìn [thần biển là] Nhược, bảo:

– Tục ngữ có câu: “Người nào được nghe trăm điều về đạo thì tự cho là không ai bằng mình”. Đó chính là trường hợp của tôi. Tôi đã nghe người ta chê kiến văn của Trọng Ni không được bao nhiêu, khinh nghĩa khí của Bá Di là tầm thường, mới đầu tôi không tin; bây giờ tôi mới thấy chỗ vô biên của Ngài, nếu tôi không đến cửa của Ngài [mà thụ giáo] thì nguy cho tôi, tôi sẽ vĩnh viễn bị bậc thức giả chê cười mất.

Continue reading

SAO LẠI THẾ NÀY. Nam Cao

– Bẩm ông…

Hiệp ngoái đầu ra. Đó là thằng Bản, đầy tớ nhà bà Hưng Phú. Nó chắp tay, đứng tận gần chỗ cửa…

– Gì thế, anh?

– Bẩm ông, ông con bảo con lên xem ông dậy chưa, mời ông xuống phòng khách xơi nước ạ!

– Ông về bao giờ thế?

Hiệp cố lộ vẻ sửng sốt trong đôi mắt và trong giọng nói.

– Bẩm ông, ông con về từ lúc mười hai giờ kia ạ. Ông con tắm xong, định lên chào ông nhưng bà con bảo: Ông còn ngủ ạ.

Continue reading

ĐỜI THỪA. Nam Cao

Từ ngẩng đầu lên nhìn Hộ ba lần. Ba lần, Từ muốn nói nhưng lại không dám nói. Hắn đang đọc chăm chú quá. Ðôi lông mày rậm của hắn châu đầu lại với nhau và hơi xếch lên một chút. Ðôi mắt sáng quắc có vẻ lồi ra. Cái trán rộng hơi nhăn. Ðôi lưỡng quyền đứng sừng sững trên bờ hai cái hố sâu của má thì bóng nhẫy. Cả cái mũi cao và thẳng tắp cũng bóng lên như vậy. Cái mặt hốc hác ấy, nghiêng nghiêng bên trên quyển sách, trông khắc khổ đến thành dữ tợn. Từ thấy sợ…

Continue reading

CUỘC ĐỜI BÁC SĨ ARROWSMITH. Sinclair Lewis – Bảo Sơn dịch

Vài dòng tiểu-sử

HARRY SINCLAIR LEWIS là con một bác-sĩ ở vùng quê, sinh tại Sauk Centre, Minnesota, năm 1885. Thuở thơ-ấu và niên-thiếu, ông ở Middle West và sau học tại Đại Học Đường Yale; ở đây ông làm chủ bút tờ văn-học tập-san. Sau khi tốt-nghiệp năm 1907 ông đến New York viết báo một thời-gian, rồi làm việc trong bộ biên-tập của nhiều tờ báo ở nhiều nơi từ East Coast tới California. Sau khi đã viết một số truyện đăng trong các tạp chí và xuất-bản được cuốn truyện đầu tay, Our Mr. Wrenn (1914) ông bỏ nghề viết báo. Tuy nhiên, Main Street (1920) mới thực là tác-phẩm thành công đầu tiên của ông, và cuốn Babbitt (1922) làm cho ông nổi danh thêm.

Năm 1926, ông được thưởng giải Pulitzer về Arrowsmith (1925), nhưng ông từ chối danh-dự này. Tuy nhiên, ông nhận giải Nobel người ta tặng ông năm 1930 và ông chính thức đến Stockholm để lãnh thưởng. Trong khoảng cuối đời ông, ông thường hay ở tại Âu-Châu và tiếp-tục viết cả hai thứ tiểu-thuyết và kịch. Năm 1950, sau khi hoàn thành cuốn truyện cuối cùng, World so Wide (1951), ông dự định làm một vòng du-lịch xa rộng, nhưng ông bị đau và bắt buộc phải ở tại Rome mấy tháng để làm thơ. Ông mất tại đây năm 1951.

Tải về toàn văn Cuộc đời bác sĩ Arrowsmith I
Tải về toàn văn Cuộc đời bác sĩ Arrowsmith II

Continue reading

LỜI CHẨN ĐOÁN CUỐI CÙNG. Arthur Hailey

Lời chẩn đoán cuối cùng (The Final Diagnosis), Phi Trường (Airport), Khách Sạn (Hotel), là những tác phẩm nổi tiếng của Arthur Hailey bên cạnh nhiều vở kịch nổi tiếng được trình diễn khắp nơi trên thế giới và nhiều kịch bản phim rất thành công.
Lời chẩn đoán cuối cùng là một tiểu thuyết về đề tài Y khoa. Bối cảnh là một bệnh viện lớn – nơi sự sống khởi đầu và kết thúc – trong đó trung tâm điểm là phòng xét nghiệm. Từng ngày các phòng mổ chờ đợi trong khi các bác sĩ bệnh lý học cặm cụi với ống nghiệm, kính hiển vi và những mảnh mô người để đưa ra lời chẩn đoán cuối cùng có tính cách quyết định đối với tính mạng và sức khỏe của bệnh nhân.

Continue reading

PHÒNG 6. Anton Pavlovich Chekhov

I

Cuối sân bệnh viện có một căn nhà xép, xung quanh mọc lên cả một rừng ngưu bàng, ké hoang và gai dại. Tấm mái tôn đã han rỉ hết, chiếc ống khói đã sụp lỡ mất một nửa, các bậc cấp trước thềm đều đã mục nát, cỏ mọc xanh rì, lớp vữa trát tường thì chỉ còn để lại một vài vết tích. Mặt trước căn nhà quay về phía bệnh viện, mặt sau nhìn ra cánh đồng qua dãy rào bằng gỗ màu xám tua tủa những đinh bao quanh bệnh viện. Những chiếc đinh đầu nhọn đóng chĩa ra ngoài, dãy hàng rào, cũng như chính căn nhà xép, đều có cái vẻ tiêu điều, ảm đạm; đặc biệt chỉ thấy ở những bệnh xá hay nhà lao.

Continue reading