Có nên làm bác sĩ không con?

AZIT NÊXIN
(Chuyện Thổ Nhĩ Kỳ)

Chúng ta thiếu thầy thuốc là thế, nhưng một số người vẫn phải chạy sang Âu, sang Mỹ kiếm ăn! Thì ra có những nhà thông thái nửa mùa của chúng ta muốn rằng các bác sĩ trẻ học ở nước ngoài trở về trước hết phải qua một kỳ sát hạch rồi mới được hành nghề.

– Anh về nước làm gì? – Một bác sĩ già, giàu kinh nghiệm, làm giám khảo hỏi.

– Ðể làm việc, để chữa bệnh ạ.

– Hừm, tất nhiên… Ngoài ra anh còn biết làm gì nữa?

– Thế là thế nào ạ?

Continue reading

“LIỆU PHÁP XACXAPARILA” – Truyện ngắn của O’Henry

Hồi đó tôi tự xưng là Bác sĩ Wanugh-hoo, chuyên gia y học dân tộc của người da đỏ – Jeff Peters kể (thực ra hắn chỉ là tay chuyên bán cao đơn hoàn tán và thuốc ho lẩm cẩm ở các góc phố) – kiếm ăn cũng rất chật vật. Tôi đến thị trấn Fisher Hill mà trong túi chỉ còn năm đô. Tôi mua một chai bia, và vào khách sạn. Đời thấy tươi lên liền khi tôi thấy phòng không bị cúp nước và vỏ bia chất cả chục cái trong góc phòng.

Làm thuốc giả hả? Không dám đâu! Với một chai canh-ki-na, một ít anilin và chai bia đó, tôi chế được cả đống chai thuốc ho mà sau này còn nghe người ta hỏi thăm mua thêm.

Continue reading

TRIẾT LÝ SAU BỮA ĂN

Ông thượng nghị sĩ nói đến trên kia là một người thông minh, linh lợi. Ông đã bước đi trên đường đời với một nguyên tắc cứng rắn là không thèm để ‎ý đến những trở lực có khi vấp phải mà người ta gọi là lương tâm, công lý, bổn phận, lời thề danh dự. Ông đã đi thẳng đến đích, không một lần nào chệch khỏi con đường thăng quan, tiến lộc. Ông ta nguyên là một biện lý, say sưa với sự hanh thông, tính tình cũng không đến nỗi nào, được thì giúp ích chút đỉnh cho con, cho rể, cho bà con, cả cho bạn bè nữa. Quả là ông đã khéo chọn phía tốt của cuộc đời, các dịp may, các dịp hiếm có. Còn lại ông coi như là ngu ngốc cả. Tính ông ta hóm, hiểu biết sách vở đủ để tin mình là đồ đệ của Epicuya (Epicurus), kỳ thật chỉ là một sản phẩm của Pigôn Lơbrăng (Pigault-Lebrun). Ông sẵn sàng chế giễu một cách ý vị những cái gì vô biên, vĩnh viễn, những “chuyện hão huyền của ông cụ già giám mục”. Có lúc, ông đem ra cười cợt với một vẻ tin tưởng dễ thương, trước mặt chính ông Mirien (Myriel) để ông này nghe.

Continue reading

MẤY LỜI KHUYÊN SINH VIÊN Y KHOA

BS Nguyễn Hữu Phiếm

(Buổi nói chuyện do trường Đại Học Y khoa Huế tổ chức ngày 29-6-1968Tại Trung Tâm Y Khoa Đại Học SAIGON)

Các bạn sinh viên thân mến,

Nghề thuốc mà các bạn đã chọn là một nghề cao đẹp nhất và chính để chứng tỏ điều đó nên mới có buổi nói chuyện hôm nay, một buổi nói chuyện thân mật giữa một người Thầy Thuốc – đã hành nghề trên 30 năm – với những người Thầy Thuốc tương lai, giữa một người anh cả với các em sắp sửa vào nghề, bởi dù muốn dù không các bạn và tôi, chúng ta từ bao nhiêu thế hệ nay đã được coi như thuộc về một gia đình – đại gia đình y giới – và riêng về điểm đó, ngay từ bây giờ, các bạn đã thấy nghề thuốc không giống như các nghề tự do khác.

Continue reading

THƯ VIỆN Y KHOA ĐẠI HỌC ĐƯỜNG SÀI GÒN

Hợp đồng phụ:
Không. Nhân viên do AMA cung cấp.
Nhân viên                                                                                             Ngày
Thomas R. Cassidy                                                                              9.1972 – 7.1974
Eleanor Johnson                                                                                   8.1967 – 7.1969
John I. Patton, Jr.                                                                                  5.1969 – 6.1972

Continue reading

CUỘC ĐỜI TÔI. Oliver Sacks

Tháng trước, tôi cảm thấy mình có sức khỏe tốt, thậm chí còn cường tráng. Ở tuổi 81, tôi vẫn bơi một dặm một ngày. Nhưng vận may của tôi đã hết. Cách đây vài tuần, tôi được biết đã bị nhiều di căn trong gan. Chín năm trước họ đã phát hiện một khối u hiếm trong mắt tôi, một khối u ác tính. Mặc dù bức xạ và đốt bằng laser để loại bỏ khối u đã làm mù con mắt ấy, chỉ trong trường hợp rất hiếm hoi khối u đó mới để lại di căn. Tôi nằm trong 2 phần trăm không may.

Continue reading

NGƯỜI ĐÀN BÀ PHÙ PHIẾM. Anton Chekhov

I

Hôm cưới Onga Ivanốpna có đông đủ những người bạn thân, những người quen của nàng đến dự.

– Các bạn thử nhìn xem: ở anh ấy cũng có một cái gì dáng để ý đấy chứ? – Nàng vừa nói với bạn bè của mình vừa đưa mắt về phía chồng như muốn phân trần rằng tại sao nàng lại lấy một người giản dị, rất bình thường, hoàn toàn không có gì nổi bật cả.

Continue reading

NHÀ TU HÀNH VẬN ĐỒ ĐEN. Anton Pavlovich Chekhov

I

Thạc sĩ Anđrây Vaxilích Kôrvin làm việc căng thẳng, mệt mỏi đến mức thần kinh rã rời. Anh không đi chữa đâu cả, nhưng có lần nhân một bữa rượu tình cờ, anh kể bệnh của mình với ông bạn thầy thuốc, và ông này khuyên nên về thôn quê mà ở qua suốt mùa xuân, mùa hè. Vừa dịp đó lại có bức thư dài của cô Tanhia Pêxốtxkaia gửi đến mời anh về làng Bôrixôpka nghỉ ngơi. Và anh quyết định quả thật anh cũng nên đi chơi đâu đó một thời gian.

Đầu tiên, vào tháng tư, anh trở về làng quê mình là Kôrvinka, ở đây anh sống đơn độc trong ba tuần lễ liền; rồi sau đó đến nhà cụ Pêxốtxki, một nhà làm vườn nổi tiếng ở nước Nga, người trước đây đã từng đỡ đầu, dạy dỗ anh. Từ Kôrvinka đến Bôrixôpka, nơi gia đình cụ Pêxốtxki ở người ta tính không quá 70 dặm và ngồi trong cỗ xe có lò xo giảm sốc mà đi trên con đường êm đềm mùa xuân ấy quả là một lạc thú.

Continue reading

HUÂN TƯỚC MOUNTDRAGO. Somerset Maugham

Võ Đình Cường dịch

Bác sĩ Audlin xem giờ trên chiếc đồng hồ để ở bàn giấy. Sáu giờ kém hai mươi! Ông ngạc nhiên vì sự sai hẹn của Huân tước Mountdrago, một bệnh nhân thường đến chữa tại phòng mạch của ông. Mountdrago rất tự hào về sự đúng giờ của mình. Với thói quen phát biểu những nhận xét không có gì là đặc sắc với cái vẻ tự phụ như đó là những phương ngôn tục ngữ, ông thường bảo rằng sự đúng giờ là một cách tán thưởng người thông minh và trừng trị kẻ ngu đần. Thế mà ông đã trễ trên mười phút rồi: bác sĩ Audlin hẹn gặp ông vào lúc 5 giờ rưởi chiều.

Continue reading

Y SĨ LÀNG QUÊ. Franz Kafka. Sóng Việt Đàm Giang dịch.

Y sĩ Làng Quê

Sóng Việt Đàm Giang chuyển dịch

Bản dịch dưới đây do người viết (Sóng Việt Đàm Giang) chuyển dịch từ sách Anh ngữ The Metamorphosis, In the Penal Colony, and Other Stories của Joachim Neugrogel, NXB Simon & Schuster, 2000.

 

Tôi ở trong tình trạng rối bời lớn: một chuyến đi cấp bách đang bày ra trước tôi; một con bệnh đau hiểm nghèo đang chờ tôi ở một cái làng cách đây mười dặm đường; một cơn bão tuyết nặng làm ngập đầy khoảng cách giữa tôi và con bệnh; tôi có một cái xe ngựa nhẹ có bánh lớn đấy chứ, đúng là cái loại để đi lại ở những con đường quê của chúng tôi. Người tôi to phù lên vì áo lông, với bị đồ nghề cầm trong tay, tôi đứng ở sân sẵn sàng đi; nhưng không có ngựa, ngựa. Chú ngựa của tôi đã chết đêm hôm trước vì kiệt sức trong mùa đông băng giá này. Cô người làm của tôi bây giờ đang đôn đáo quanh làng, cố tìm mượn cho tôi một chú ngựa; nhưng thật là vô hy vọng, tôi đã biết; và tuyết càng phủ đầy lên tôi, tôi càng thêm khó khăn cử động, tôi cứ đứng đó.

Continue reading