TEST THĂM DÒ CHỨC NĂNG HÔ HẤP

 Test thăm dò chức năng hô hấp là các test hô hấp nhằm đánh giá mức độ bạn hít không khí vào, thở không khí ra khỏi hai phổi và mức độ oxy đi vào cơ thể bạn. Test thường gặp nhất là hô hấp ký (spirometry), nghiên cứu khuếch tán (diffusion studies) và phế thân ký (body plethysmography). Có khi chỉ làm một test, có khi tất cả các test được lên lịch, thường trong cùng một ngày.

Continue reading

LỊCH SỬ CỦA ĐÀM TRONG BỆNH SUYỄN

von Leyden

Ernst Victor von Leyden (1832-1910 phát hiện các tinh thể trong đàm người bệnh suyễn và nghi ngờ rằng chúng là nguyên nhân của suyễn. Trong thời đại của ông, ông là người ủng hộ nhất giả thuyết phế quản của BS. Robert Bree. Ông tin rằng các tinh thể này bằng cách nào đó kích thích “thần kinh phế vị trong màng niêm mạc của phế quản và gây ra phản xạ co thắt các cơ vòng của phế quản nhỏ.”

Hầu hết mọi người đều ghê tởm đàm và do đó không quan tâm đến nó. Nhưng từ năm 400 trước Công nguyên, có khi còn sớm hơn nữa, các thầy thuốc Hy Lạp cổ đại đã chú ý đến tầm quan trọng y học của nó.

Continue reading

LỊCH SỬ BỆNH HEN SUYỄN

Bệnh hen suyễn được biết đến tại Ai Cập cổ đại và được điều trị bằng cách cho uống một hỗn hợp bột nhang gọi là kyphi. Nó được Hippocrates chính thức đặt tên là một bệnh hô hấp riêng biệt khoảng năm 450 trước Công nguyên, với một từ Hy Lạp dành cho “thở hổn hển”, làm nền cho tên hiện đại của chúng ta. Vào năm 200 trước Công nguyên, nó được tin rằng ít nhất có liên quan một phần đến các cảm xúc. Vào thế kỷ 12, Maimonides, một thầy thuốc – triết gia Do Thái, viết một luận văn về bệnh hen suyễn ở Ả Rập, dựa một phần vào các nguồn Á Rập, trong đó ông bàn luận về các triệu chứng, đề nghị các thức ăn khác nhau và các phương tiện điều trị khác, và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của khí hậu và không khí sạch.

Continue reading

VIÊM DẠ DÀY

Gastritis_helicobacter

Viêm dạ dày là viêm biểu mô dạ dày. Nó có thể ngắn hạn hoặc kéo dài. Có thể không có triệu chứng, nhưng nếu có, thường gặp nhất là đau thượng vị. Các triệu chứng khác có thể có là buồn nôn và ói, đầy hơi, ăn không ngon và ợ chua. Các biến chứng có thể có là xuất huyết, loét dạ dày và bướu dạ dày. Khi bệnh do tự miễn, số lượng hồng cầu thấp do thiếu vitamin B12 có thể xảy ra (pernicious anemia).

Continue reading

TẠI SAO TÔI HÚT THUỐC VÀ TẠI SAO TÔI TIẾP TỤC HÚT THUỐC

Hầu hết người hút thuốc bắt đầu hút vào tuổi thiếu niên hoặc khi vừa trưởng thành. Có nhiều lý do khiến một người bắt đầu hút thuốc. Đối với một số thiếu niên, đó là một cách nổi loạn chống lại cha mẹ. Số thiếu niên khác cảm thấy áp lực từ bạn bè và bắt đầu hút thuốc như là một cách để có vẻ “hợp thời”. Một số có lẽ bắt chước hành vi của cha mẹ hoặc anh em, và số khác lại tin rằng đó là một cách để xả stress hoặc giảm buồn chán. Thậm chí khi bạn không nghĩ rằng bạn sẽ tiếp tục hút thuốc, bạn rất dễ “vướng” hoặc nghiện nicotine có trong các loại thuốc lá.

Continue reading

RƯỢU VÀ GIẤC NGỦ

Người trưởng thành độ tuổi trung bình ngủ mỗi đêm từ 7,5 đến 8 tiếng. Mặc dù chức năng của giấc ngủ không được biết rõ, nhiều chứng cứ cho thấy rằng thiếu ngủ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm tăng nguy cơ các rối loạn trầm cảm, tổn hại hô hấp và bệnh tim. Ngoài ra, buồn ngủ quá mức vào ban ngày do rối loạn giấc ngủ đi kèm với các khiếm khuyết trí nhớ, chức năng xã hội và nghề nghiệp bị tổn hại, và tai nạn xe cộ. Uống rượu có thể làm rối loạn giấc ngủ bằng cách phá vỡ thứ tự và thời gian của các trạng thái ngủ, và bằng cách thay đổi tổng thời gian ngủ cũng như thời gian cần để đi vào giấc ngủ (sleep latency). Bài cảnh báo rượu (Alcohol Alert) này khảo sát các ảnh hưởng của uống rượu lên các kiểu ngủ, hậu quả sức khỏe có thể có của uống rượu kết hợp với giấc ngủ bị rối loạn, nguy cơ tái nghiện ở những người nghiện rượu không thể tái lập kiểu ngủ bình thường.

Continue reading

THIẾU VITAMIN D

Thiếu vitamin D là gì?

Thiếu vitamin D có nghĩa là bạn không nhận đủ vitamin D để sống khỏe mạnh.

Tại sao tôi cần vitamin D và cách nào nhận được nó?

Vitamin D giúp cơ thể bạn hấp thu calcium. Calcium là một những thành phần cấu tạo xương. Vitamin D cũng giữ vai trò trong các hệ thần kinh, cơ và miễn dịch của bạn.

Continue reading

LỊCH SỬ VITAMIN D

Elmer Verner McCollum

Năm 1914, các nhà nghiên cứu Elmer McCollum và Marguerite Davis phát phiện một chất trong dầu gan cá tuyết (cod liver oil), sau đó được gọi là “vitamin A”. Bác sĩ người Anh Edward Mellanby nhận thấy chó được nuôi với dầu gan cá tuyết không sinh bệnh còi xương (ricket) và kết luận rằng vitamin A, hoặc là một yếu tố rất gần gủi, có thể ngăn ngừa bệnh này. Năm 1922, Elmer McCollum thử nghiệm biến đổi dầu gan cá tuyết bằng cách phá hủy vitamin A. Dầu đã biến đổi này chữa khỏi các con chó bị bệnh, do đó McCollum kết luận rằng yếu tố trong dầu gan cá tuyết đã chữa khỏi bệnh còi xương khác với vitamin A. Ông gọi nó là vitamin D, bởi nó là vitamin thứ tư được đặt tên. Từ ban đầu người ta không biết rằng vitamin D có thể được cơ thể người tổng hợp bằng cách phơi ánh sáng cực tím (ultraviolet – UV), không giống các vitamin khác.

Continue reading

BỆNH KHÔNG LÂY

Tóm tắt

+ Các bệnh không lây giết chết 40 triệu người mỗi năm, tương đương với 70% tất cả các tử vong toàn cầu.

+ Mỗi năm, 17 triệu người chết vì một bệnh không lây trước tuổi 70; 87% các tử vong “sớm” này xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình.

+ Các bệnh tim mạch chiếm hầu hết các tử vong do bệnh không lây, chiếm 17,7 triệu người hàng năm, sau đó là ung thư (8,8 triệu), bệnh hô hấp (3,9 triệu) và tiểu đường (1,6 triệu).

+ Bốn nhóm bệnh này chiếm 81% các tử vong do bệnh không lây.

+ Hút thuốc lá, thiếu vận động, uống nhiều rượu và ăn uống không lành mạnh, tất cả đều làm tăng nguy cơ tử vong vì một bệnh không lây.

+ Phát hiện, tầm soát và điều trị các bệnh không lây, cũng như chăm sóc giảm nhẹ, là các thành phần then chốt của việc đối phó với các bệnh không lây.

Continue reading