TEST XÁC ĐỊNH UỐNG RƯỢU QUÁ MỨC

Test Xác định Uống rượu Quá mức (AUDIT – alcohol use disorders identification test) là test tốt nhất để tầm soát việc uống rượu nguy hiểm và lạm dụng rượu.

Tổng điểm bằng hoặc lớn hơn 8 điểm được xem là uống rượu có hại và nguy hiểm.

Continue reading

CHỈ SỐ TÁC ĐỘNG – IMPACT FACTOR

Chỉ số tác động (impact factor – IF) của một tạp chí khoa học là số đo phản ánh số lượng trích dẫn trung bình hàng năm từ các bài báo gần đây công bố trên tạp chí này. Nó thường được sử dụng như là một biến số (proxy) đối với tầm quan trọng tương đối của một tạp chí trong chuyên ngành; các tạp chí có chỉ số tác động cao hơn thường được xem như quan trọng hơn là các tạp chí có chỉ số tác động thấp hơn. Chỉ số tác động được phát minh bởi Eugene Garfield, nhà sáng lập Viện Thông tin Khoa học (Institute for Scientific Information – ISI). Chỉ số tác động được tính toán hàng năm bắt đầu từ năm 1975 đối với các tạp chí liệt kê trong Journal Citation Reports.

Continue reading

VAI TRÒ CỦA THIẾU THIAMINE TRONG BỆNH NÃO NGƯỜI NGHIỆN RƯỢU

Thiếu thiamine (vitamin B1), vốn được tìm thấy trong số lớn người nghiện rượu, là một yếu tố quan trọng góp  phần vào tất cả các loại tổn thương não có liên quan đến rượu, không chỉ hội chứng Wernicke-Korsakoff như thường được nghĩ đến trong quá khứ. Thiamine là một thành phần thiết yếu đối với các enzyme có liên quan đến chuyển hóa tế bào não, cần thiết cho sự sản xuất các tiền chất của một vài thành phần quan trọng của tế bào, cũng như sự phát triển của phân tử ATP cung cấp năng lượng. Thiếu thiamine dẫn đến suy giảm đáng kể hoạt động của các enzyme này và dẫn đến các tác dụng làm suy giảm sức sống của các tế bào não.

Continue reading

HO

ats-ho

Khi không khí thoát mạnh khỏi họng, tạo ra một âm thanh, tất cả chúng ta gọi là “ho”. Ho thường bắt đầu bằng một lần hít vào sâu, sau đó không khí thoát mạnh ra khỏi miệng. Ho là cách cơ thể bạn ngăn vật lạ đi vào đường hô hấp và tống đàm và vật lạ ra khỏi đường hô hấp của bạn. Ho là than phiền thường gặp nhất khiến bệnh nhân đến khám bệnh.

Continue reading

CÁT BỤI

Mỗi hệ thống tín ngưỡng truyền giảng mỗi cách khác nhau về chuyện gì sẽ xảy ra sau khi bạn chết.

Những lời hứa hẹn và hăm dọa trên nói chung chú trọng vào cái gọi là “phần hồn”. Còn về “phần xác”, cái thân thể mà sau khi qua đời bạn sẽ bỏ lại thế giới nầy, thì mỗi tôn giáo cũng có những nghi thức tang lễ khác nhau của riêng họ. Những nghi thức nầy, thường rất rườm rà và khó hiểu, hầu hết không phản ảnh những gì xảy ra đến thân thể bạn sau khi chết. (1)

Và phần đông chúng ta cũng chỉ có một khái niệm mơ hồ về chuyện nầy. Ai cũng hiểu rằng xác người chết, cũng như xác mọi sinh vật khác, sẽ hư hủy đi. Nhưng quá trình đó như thế nào thì không mấy ai biết rõ, và thường cũng không mấy ai muốn tìm hiểu để biết rõ.

Continue reading

HÔ HẤP KẾ

spirometry_nih

Hô hấp kế (spirometer) là một thiết bị đo thể tích không khí do hai phổi hít vào và thở ra. Hô hấp kế đo lường thông khí, sự lưu thông không khí vào và ra khỏi hai phổi. Hô hấp đồ (spirogram) sẽ xác định hai loại kiểu thông khí bất thường tắc nghẽn (obstructive) và hạn chế (restrictive). Có nhiều loại hô hấp kế khác nhau, sử dụng nhiều phương pháp đo lường khác nhau (áp suất (pressure transducers), siêu âm (ultrasound), nước (water gauge)).

Continue reading

MẤY LỜI KHUYÊN SINH VIÊN Y KHOA

BS Nguyễn Hữu Phiếm

(Buổi nói chuyện do trường Đại Học Y khoa Huế tổ chức ngày 29-6-1968Tại Trung Tâm Y Khoa Đại Học SAIGON)

Các bạn sinh viên thân mến,

Nghề thuốc mà các bạn đã chọn là một nghề cao đẹp nhất và chính để chứng tỏ điều đó nên mới có buổi nói chuyện hôm nay, một buổi nói chuyện thân mật giữa một người Thầy Thuốc – đã hành nghề trên 30 năm – với những người Thầy Thuốc tương lai, giữa một người anh cả với các em sắp sửa vào nghề, bởi dù muốn dù không các bạn và tôi, chúng ta từ bao nhiêu thế hệ nay đã được coi như thuộc về một gia đình – đại gia đình y giới – và riêng về điểm đó, ngay từ bây giờ, các bạn đã thấy nghề thuốc không giống như các nghề tự do khác.

Continue reading