BỆNH VIỆN. Somerset Maugham – Võ Đình Cường dịch

Trong sáu tuần đầu ở bệnh viện, Ashenden không rời khỏi giường. Chàng không gặp người nào khác ngoài vị bác sĩ mỗi buổi sáng và chiều đến thăm bệnh cho chàng, các cô y tá đến săn sóc và người nữ lao công đem cơm nước vào phòng. Chàng bị lao phổi, và vì lúc đó có nhiều lý do khó khăn không tiện cho chàng sang Thụy Sĩ chữa bệnh, vị bác sĩ chuyên khoa của chàng ở Luân Đôn gởi chàng đến một bệnh viện bài lao ở phía bắc Tô Cách Lan. Cuối cùng, ngày mà chàng mong ước đã đến: ngày bác sĩ bảo chàng có thể ngồi dậy được. Chiều hôm ấy, cô y tá, sau khi phụ giúp chàng thay y phục, đưa chàng xuống hành lang, đặt gối sau lưng chàng, quấn mền quanh chàng và để cho chàng sưởi nắng dưới ánh mặt trời chiếu xuống từ một bầu trời không mây. Đây là một ngày vào giữa mùa đông. Bệnh viện nằm trên một ngọn đồi, và từ điểm cao ấy bạn có được một cái nhìn rộng rãi, bao quát của một vùng phủ đầy tuyết trắng mênh mông ở phía dưới. Dọc theo hành lang, có nhiều bệnh nhân nằm trên ghế xếp, người thì nói chuyện, kẻ xem sách, thỉnh thoảng một cơn ho nổi lên ở chỗ này chỗ nọ, và bạn để ý thấy mỗi khi ho xong, họ lo lắng nhìn vào chiếc khăn tay. Trước khi rời Ashenden, cô ý tá, với một điệu bộ nhanh nhẩu nhà nghề, xoay sang phía người đàn ông nằm ở ghế bên cạnh, nói :

– Tôi xin giới thiệu với ông, đây là ông Ashenden.

Continue reading

NGƯỜI THÀY THUỐC. Thanh Châu

 

nguoi thay thuoc 2

Hình như trời sinh anh Châu ra là để cho anh làm thày thuốc. Ngày còn đi học, với cái áo thâm chùng lụng-thụng, anh đã có vẻ một ông “lang-băm” kiết, chỉ còn thiếu một cái khăn xếp nhán gặm, một đôi giầy sơn mốc, một cái ô “tàng” nữa là hoàn-toàn giống. Ngày nay, ở trường Cao-đẳng Hà-Nội ra, đỗ bằng y-sĩ Đông-Dương được bổ về tỉnh nhà, được bổ về Huế, anh tuy đã bỏ cái áo chùng thâm để mặc bộ quần áo tây đi “mần việc tây”, nhưng trông anh vẫn chẳng gọn-ghẽ tí nào. Áo vẫn rộng, dài, quần thì hẹp quá, mũ vẫn “phở”, ca-vát nhăn-nheo, cử-chỉ vẫn vụng-về, lúng-túng. Vì năng xem sách, mắt mờ đi, anh mới tậu thêm được một đôi mắt kính. Vẻ mặt ngớ-ngẩn của anh, thêm đôi mắt kính, lại càng làm cho anh xứng với cái tên “médecin de campagne” của tụi học trò ngày xưa tinh-quái đặt cho anh.

Continue reading