TỪ LÚC UỐNG RƯỢU LẦN ĐẦU TIÊN ĐẾN LÚC SAY XỈN LẦN ĐẦU TIÊN

Bắt đầu uống rượu lúc còn nhỏ tuổi là một trong những yếu tố nguy cơ thường được nghiên cứu nhất về nghiện rượu nặng sau đó và các kết quả tiêu cực có liên quan. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây chỉ ra một chỉ dấu nguy cơ khác. “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng trẻ vị thành niên chuyển từ lúc uống rượu lần đầu tiên đến lúc say xỉn lần đầu tiên nhanh đến đâu là một mảng quan trọng,” Meghan E. Morean, giáo sư tâm lý học tại Đại học Oberlin, Ohio, giáo sư thỉnh giảng về tâm thần học tại Khoa Y Yale nói. “Tóm lại, một trẻ vị thành niên uống rượu lần đầu tiên vào tuổi 14 và say xỉn lần đầu tiên vào tuổi 15 sẽ là một người nghiện rượu nặng hơn một trẻ vị thành niên lần đầu tiên uống rượu vào tuổi 14 và say xỉn chậm hơn vào tuổi 18.”

Nguồn: Alcoholism: Clinical & Experimental Research, tháng 10.2014
Trần Thanh Xuân dịch

 

THIẾU THỂ DỤC THỂ THAO DỄ GÂY CHẾT NGƯỜI HƠN BÉO PHÌ

exercise

Chỉ cần đi bộ nhanh 20 phút mỗi ngày có thể làm giảm các tử vong sớm bất thường, các nhà nghiên cứu nói thêm

14.01.2015 (HealthDay News) – Không vận động có thể gây chết người gấp đôi béo phì, một nghiên cứu mới cho biết.

Tuy nhiên, chỉ một ít thể dục thể thao – như 20 phút đi bộ nhanh mỗi ngày – là đủ để làm giảm nguy cơ tử vong sớm đến 30%, các nhà nghiên cứu Anh nói thêm.

Continue reading

HEN GẮN LIỀN VỚI NGUY CƠ CAO BỊ NGƯNG THỞ LÚC NGỦ

apnea641

12.01.2015 (HealthDay New) – Hai vấn đề về hô hấp người trưởng thành – hen và ngưng thở lúc ngủ – có thể có mối liên quan, theo một nghiên cứu mới.

Người trưởng thành bị hen cũng đối mặt với nguy cơ cao phát sinh rối loạn hô hấp về đêm, gọi là ngưng thở tắc nghẽn lúc ngủ, một nghiên cứu mới cho biết.

Continue reading

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease – COPD) là một bệnh có thể ngăn ngừa và chữa trị được, bệnh khiến cho khó đẩy hết không khí ra khỏi phổi. Khó khăn trong việc đẩy hết không khí ra khỏi phổi (tắc nghẽn đường dẫn khí) có thể dẫn đến khó thở hoặc cảm thấy mệt mỏi vì bạn phải nặng nhọc hơn để thở. COPD là từ dùng bao gồm cả viêm phế quản mạn tính, khí thủng phổi hoặc kết hợp hai tình trạng này. Hen cũng là một bệnh có khó khăn khi đẩy hết không khí ra khỏi phổi, nhưng hen không có trong định nghĩa COPD. Tuy nhiên, không hiếm khi gặp một bệnh nhân COPD có hen ở một mức nào đó.

Continue reading

HEN LÀ GÌ?

what is asthma

Hen là một bệnh mạn tính ảnh hưởng đến đường dẫn khí của phổi bạn. Đường dẫn khí của bạn là những đường ống hô hấp mang không khí ra vào phổi. Khi bạn mắc bệnh hen, đường dẫn khí bị sưng lên.

Sưng (viêm) khiến cho đường thở tiết ra chất sánh, dính gọi là chất nhày. Hen cũng làm cho các cơ ở trong và chung quanh đường dẫn khí của bạn thắt chặt lại (co thắt). Sưng, chất nhày và các cơ co thắt khiến cho đường dẫn khí của bạn hẹp hơn bình thường và khiến bạn hít không khí vào, thở không khí ra rất khó khăn.

Continue reading

NGƯỜI THÀY THUỐC. Thanh Châu

 

nguoi thay thuoc 2

Hình như trời sinh anh Châu ra là để cho anh làm thày thuốc. Ngày còn đi học, với cái áo thâm chùng lụng-thụng, anh đã có vẻ một ông “lang-băm” kiết, chỉ còn thiếu một cái khăn xếp nhán gặm, một đôi giầy sơn mốc, một cái ô “tàng” nữa là hoàn-toàn giống. Ngày nay, ở trường Cao-đẳng Hà-Nội ra, đỗ bằng y-sĩ Đông-Dương được bổ về tỉnh nhà, được bổ về Huế, anh tuy đã bỏ cái áo chùng thâm để mặc bộ quần áo tây đi “mần việc tây”, nhưng trông anh vẫn chẳng gọn-ghẽ tí nào. Áo vẫn rộng, dài, quần thì hẹp quá, mũ vẫn “phở”, ca-vát nhăn-nheo, cử-chỉ vẫn vụng-về, lúng-túng. Vì năng xem sách, mắt mờ đi, anh mới tậu thêm được một đôi mắt kính. Vẻ mặt ngớ-ngẩn của anh, thêm đôi mắt kính, lại càng làm cho anh xứng với cái tên “médecin de campagne” của tụi học trò ngày xưa tinh-quái đặt cho anh.

Continue reading

AI CÓ NGUY CƠ BỊ HO?

Người có nguy cơ bị ho gồm có những người:

+ Phơi nhiễm những gì kích thích đường dẫn khí (gọi là chất kích thích) hoặc những gì họ dị ứng (gọi là dị nguyên). Chất kích thích thí dụ như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, hơi sơn và chất có mùi. Dị nguyên thí dụ như bụi, bụi thú, mốc và phấn từ cây, cỏ, hoa.

+ Có tình trạng kích thích phổi, như hen suyễn, nhiễm trùng xoang, cúm hoặc trào ngược dạ dày – thực quản.

+ Hút thuốc lá. Hút thuốc có thể kích thích phổi và gây ra ho. Hút thuốc và/hoặc phơi nhiễm khói thuốc lá thứ cấp cũng có thể đưa đến các tình trạng bệnh gây ra ho.

+ Sử dụng các loại thuốc, như thuốc ức chế men chuyển và thuốc chẹn beta. Thuốc ức chế men chuyển được dùng để trị tăng huyết áp. Thuốc chẹn beta được dùng để trị tăng huyết áp, đau nửa đầu và tăng nhãn áp.

Phụ nữ nhiều khả năng bị ho mạn tính hơn đàn ông.

 

Nguồn: National Heart, Lung, and Blood Institute
http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/cough
Trần Thanh Xuân dịch