Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ VÀ PHỔI

Hầu hết mọi người nghĩ ô nhiễm là khói mù họ thấy ngoài trời khi mức độ ô nhiễm lên cao. Hầu hết mọi người biết rằng ô nhiễm ngoài trời có hại cho sức khỏe. Nhưng không phải nhiều người biết được rằng ô nhiễm trong nhà cũng ảnh hưởng tới họ.

Bạn trãi qua bao nhiều thời gian ở trong phòng? Bạn có nghĩ rằng khoảng một nửa ngày hoặc ít hơn một chút? Giờ hãy suy nghĩ về nó cẩn thận hơn. Hãy tính hết tất cả các thời gian bạn ở trong nhà, trong văn phòng, trong trường, và ở các cửa hàng, quán ăn. Chúng ta thực sự tiêu khoảng 90% thời gian của mình ở bên trong, do đó không khí trong nhà là rất quan trọng đối với sức khỏe chúng ta.

Chất lượng không khí trong nhà kém liên quan đến các bệnh phổi – như là suyễn và dị ứng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và ung thư phổi – và ảnh hưởng hầu hết các cơ quan của cơ thể. Người đã mắc bệnh phổi nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí trong nhà và người mắc bệnh nặng cũng nhiều khả năng ở trong nhà nhiều thời gian hơn.

Mục đích của bài này là mô tả các nguồn ô nhiễm không khí trong nhà chủ yếu, cái gì gây ra và chúng ta có thể làm gì để giảm nguy cơ mắc bệnh từ ô nhiễm không khí trong nhà.

Ô nhiễm đến từ đâu?

Ô nhiễm không khí trong nhà có thể từ nhiều nơi, bao gồm lò đốt lò sưởi hở, vật liệu xây dựng và nội thất, chất tẩy rửa và hệ thống máy lạnh, và ô nhiễm không khí đến từ bên ngoài.

Thông gió là gì?

Có nhiều cách không khí từ bên ngoài đi vào một ngôi nhà:

+ Thấm vào – không khí vào qua các khe hở trên tường, sàn nhà và trần nhà, và qua các cửa sổ cửa cái.

+ Thông gió tự nhiên – không khí vào lúc chúng ta mở cửa cái hoặc cửa sổ.

+ Thông gió cơ khí – thông khí bởi các quạt thông gió hoặc hệ thống điều hòa.

Để giảm sử dụng năng lượng, các tòa nhà ngày càng kín để tránh thông gió không kiểm soát được. Do đó, không khí ngoài trời không thể lọt vào dễ dàng và làm loãng hoặc quét sạch các chất ô nhiễm. Số lượng thông khí trong một tòa nhà là quan trọng khi nghĩ đến ô nhiễm không khí trong nhà và các ảnh hưởng của nó.

Ảnh hưởng gì đến phổi chúng ta?

Các tác động kích thích, như khô họng và ho, có thể cảm thấy được chỉ sau một thời gian ngắn phơi nhiễm với ô nhiễm không khí trong nhà (ngày hoặc tuần). Các ảnh hưởng của phơi nhiễm lâu dài hơn, như ung thư phổi, có thể không xuất hiện sau nhiều năm.

Có ảnh hưởng đến bạn không?

Một số người dễ bị ảnh hưởng bởi một số chất ô nhiễm trong nhà hơn người khác. Thí dụ, trẻ em có vẻ nhạy cảm hơn với khói thuốc lá, trong khi phụ nữ nói chung dễ bị khô họng và khô mắt. Ngoài ra, thật rõ ràng rằng những bệnh nhân dị ứng với mạt nhà và/hoặc thú nuôi sẽ bị tổn hại khi phơi nhiễm với chúng. Mặt khác, không thể biết trước rằng bạn dễ bị ảnh hưởng bởi không khí trong nhà hơn người khác hay không. Nhưng ở nơi phơi nhiễm rất cao, hầu hết mọi người đều bị tổn hại.

NGUỒN CHẤT Ô NHIỄM ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHỔI HÀNH ĐỘNG
Hút thuốc
+ Thuốc điếu
+ Tẩu thuốc
+ Xì gà
+ Khói thuốc trong môi trường + Mũi và họng bị kích thích
+ Các triệu chứng suyễn trở nặng
+ Tăng cơ hội có các triệu chứng hô hấp như ho
+ Chức năng phổi giảm hơn
+ COPD nặng hơn
+ Ung thư phổi
> Không hút thuốc lá trong nhà
> Không cho phép người khác hút thuốc lá trong nhà
Hệ thống sưởi và nấu nướng không thông thoáng
+ Lò nấu
+ Lò sưởi
+ Bếp
+ Nến
+ Bụi (hạt bụi và bẩn li ti trong không khí)
+ Khí (monoxid carbon, oxid nitro)
+ Oxid sulphur
+ Mũi và họng bị kích thích
+ Các triệu chứng suyễn trở nặng
+ Tăng cơ hội có các triệu chứng hô hấp như ho
+ Chức năng phổi giảm hơn
+ COPD nặng hơn
+ Ung thư phổi
+ Ngộ độc monoxid carbon  và tử vong
> Giảm sử dụng lò sưởi không thông thoáng
> Bảo trì các lò ga và phụ tùng
> Sử dụng quạt hút bên trên lò ga và lò nấu nướng
> Giảm đến mức thấp nhất lò đốt củi
> Vệ sinh ống khói và đường thoát khí đều đặn
Hóa chất nội thất
+ Sơn
+ Chất tẩy
+ Chất rửa
+ Chất khử mùi
+ Thuốc trừ sâu
+ Thuốc trừ nấm
+ Thuốc diệt cỏ
+ Hợp chất hữu cơ bay hơi hoặc nửa bay hơi (VOC và S-VOC)
+ Chất độc
+ Mũi và họng bị kích thích
+ Khó thở
+ Các triệu chứng suyễn trở nặng
+ Ngộ độc
> Tuân theo chỉ dẫn trên nhãn về cách sử dụng hóa chất an toàn
> Làm việc bên ngoài nếu được và thông gió các phòng tốt trong lúc và sau khi sử dụng
> Loại bỏ cẩn thận các thùng chứa sử dụng một phần
Mặt đất nơi xây dựng nhà + Radon + Ung thư phổi (ở Châu Âu, radon trong nhà gây ra khoảng 9% tử vong do ung thư phổi và nguy cơ này tăng rất cao khi kết hợp với hút thuốc lá > Thử nồng độ radon
> Nhờ chuyên gia tư vấn cách làm giảm nồng độ bằng thông khí nếu nồng độ radon cao
> Ngưng hút thuốc lá
Vật liệu xây dựng

+ Vật liệu lót trần và sàn nhà
+ Cách nhiệt
+ Xi măng
+ Vật liệu lợp
+ Thiết bị sưởi
+ Cách âm
+ Nhựa
+ Keo dán
+ Ván ép
+ Lưng thảm
+ Vải sợi

+ Amian (là vấn đề nếu vật liệu có amian bị động đến hoặc phân rả theo thời gian) + Phổi amian (mô phổi hóa xơ)
+ Ung thư phổi
+ Mesothelioma (một loại ung thư hiếm gặp)
> Nếu bạn thấy có amian trong nhà, hãy bảo đảm đừng động đến
> Nếu sửa chữa, hãy để thợ chuyên nghiệp tháo dỡ
+ Thủy tinh sợi (có thể phóng thích sợi nếu bị rách theo thời gian hoặc bị nước, và khi bị tỉa, chặt, cắt hoặc mài Các sợi lớn khiến mũi và họng bị kích thích > Nếu bạn thấy có thủy tinh sợi trong nhà, hãy bảo đảm đừng động đến
> Tìm thủy tinh sợi trong các vận dụng và mang khẩu trang và trang phục bảo hộ khi động chạm đến chúng
+ Sản phẩm hữu cơ bay hơi và nửa bay hơi, bao gồm formaldehyde + Mũi và họng bị kích thích
+ Khó thở
+ Triệu chứng suyễn trở nặng
+ Ung thư phổi và mũi họng
> Thông khí tốt
> Cho phép thoát chất bay hơi nhanh chóng ở nhà mới hoặc nhà mới tân trang
Sưởi ấm và làm mát

+ Hệ thống thông khí
+ Hệ thống điều hòa

+ Vi rút và vi khuẩn + Viêm đường thở trong phổi
+ Viêm phổi quá mẫn
> Bảo đảm nước được thay đổi thường xuyên trong các đơn vị điều hòa
Giường ngủ và nội thất

+ Nệm
+ Gối
+ Thảm
+ Nội thất có bao bọc

+ Mạt nhà + Các triệu chứng suyễn hoặc dị ứng trở nặng > Thay nệm và ra đều đặn
> Sử dụng bọc chống mạt
> Vệ sinh đều đặn
> Thông khí tốt
> Giảm độ ẩm trong nhà
> Chọn sàn nhẵn thay vì thảm
Hư hỏng do ẩm ướt + Nấm
+ Mạt nhà (xem phía trên)
+ Mũi và họng bị kích thích
+ Khó thở
+ Phản ứng dị ứng
+ Triệu chứng suyễn trở nặng
> Ngăn rò rỉ và hư hỏng do nước
> Thông khí tốt
> Loại bỏ vết mốc
> Sử dụng máy chống ẩm
Thú nuôi

+ Chó
+ Mèo
+ Chim

+ Dị nguyên
+ Bệnh nhiễm trùng thú nuôi
+ Dị ứng thú nuôi > Không nuôi thú trong nhà
> Ngăn thú nuôi vào phòng ngủ hoặc khu vực sinh hoạt

 

Cách làm giảm nguy cơ?

Nồng độ ô nhiễm ngoài trời được đo và ghi nhận ở hầu hết mọi quốc gia Châu Âu, và có một số nồng độ mà các quốc gia phải duy trì. Một vài quốc gia đã thiết lập hướng dẫn về nồng độ chất ô nhiễm không khí trong nhà, nhưng thiết lập mức nồng độ ô nhiễm không khí trong phòng tối đa là rất khó.

Có một số lượng nào đó các tùy chọn cá nhân và kiểm soát những gì chúng ta sử dụng trong nhà chính mình và cách thông khí chúng. Cũng thật khó kiểm soát, thiết lập và duy trì các nồng độ tốt trong trường học, nơi làm việc và cửa hàng. Tuy nhiên, chúng ta có thể biết được các nguy cơ từ ô nhiễm trong phòng để mà cố gắng làm giảm chúng.

Luật lệ hiện đang được đưa ra để cải thiện không khí trong nhà. Thí dụ, cấm hút thuốc lá nơi công cộng có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của nhân viên quán rượu và người bị phơi nhiễm ở những nơi như vậy.

Cách nào biết được chúng ta có vấn đề hay không?

Bằng cách tự hỏi các câu hỏi sau đây về nhà của chúng ta, chúng ta có thể xác định ô nhiễm không khí trong nhà có là vấn đề hay không.

+ Có bất kỳ dấu hiệu có vấn đề nào về môi trường trong nhà, như nấm mốc và mùi hôi, không?

+ Bạn có cảm thấy có các triệu chứng được cải thiện khi bạn rời khỏi một môi trường trong nhà nào không?

Cách nào bạn có thể giúp kiểm soát nó?

Bảng bên trên đề nghị các phương pháp đối phó với từng nguồn ô nhiễm không khí. Dưới đây là danh sách các việc tổng quát hơn mà bây giờ bạn có thể cải thiện:

  1. Không cho phép hút thuốc trong nhà.
  2. Bảo đảm rằng nhà bạn được thông khí tốt. Mở cửa nhà bạn trong vòng 5 – 10 phút, vài lần trong một ngày, nhất là trong lúc và sau khi nấu nướng, và sau khi tắm.
  3. Bảo trì hệ thống khí đốt.
  4. Nơi có đốt than củi phải bảo đảm có ống khói sạch sẽ và được chăm sóc. Chỉ đốt củi khô và chưa xử lý. Không đốt rác hoặc bao bì vì có thể dẫn đến sự hình thành các chất độc.
  5. Ngăn ngừa rò rỉ nước và làm giảm độ ẩm.
  6. Nếu bạn sống ở vùng radon cao, tìm tư vấn về thử nghiệm tìm radon.
  7. Sử dụng các vật liệu xây dựng và nội thất có ô nhiễm thấp.
  8. Lắp đặt báo động khói và monoxid carbon.
  9. Cẩn thận khi sử dụng các hóa chất trong nhà, như bột giặt, chất tẩy, chất khử mùi,… phóng thích hóa chất vào không khí. Luôn luôn thông khí thật tốt sau khi sử dụng.

 

Nguồn: European Lung Foundation
http://www.europeanlung.org/en/lung-disease-and-information/factsheets/english
Trần Thanh Xuân dịch