CHỈ SỐ TÁC ĐỘNG – IMPACT FACTOR

Chỉ số tác động (impact factor – IF) của một tạp chí khoa học là số đo phản ánh số lượng trích dẫn trung bình hàng năm từ các bài báo gần đây công bố trên tạp chí này. Nó thường được sử dụng như là một biến số (proxy) đối với tầm quan trọng tương đối của một tạp chí trong chuyên ngành; các tạp chí có chỉ số tác động cao hơn thường được xem như quan trọng hơn là các tạp chí có chỉ số tác động thấp hơn. Chỉ số tác động được phát minh bởi Eugene Garfield, nhà sáng lập Viện Thông tin Khoa học (Institute for Scientific Information – ISI). Chỉ số tác động được tính toán hàng năm bắt đầu từ năm 1975 đối với các tạp chí liệt kê trong Journal Citation Reports.

Tính toán

Trong một năm nhất định, chỉ số tác động của một tạp chí là số lượng các trích dẫn từ các bài báo công bố trên tạp chí này trong thời gian hai năm trước đó, chia cho tổng số các bài báo công bố trên tạp chí này trong thời gian hai năm trước đó. Thí dụ, nếu một tạp chí có chỉ số tác động là 3 trong năm 2008, các bài báo công bố trong năm 2006 và 2007 có trung bình 3 trích dẫn từ mỗi bài năm 2008.

Công dụng

Chỉ số tác động được sử dụng để so sánh các tạp chí khác nhau trong một chuyên ngành. Trang Web of Science biên mục (index) hơn 11.000 tạp chí khoa học tự nhiên và khoa học xã  hội. Có thể khảo sát chỉ số tác động của các tạp chí mà một người cụ thể đã công bố các bài báo. Công dụng này là phổ biến, nhưng còn tranh luận. Garfield cảnh báo về “lạm dụng trong đánh giá các cá nhân” bởi vì có “khoảng cách lớn từ bài này sang bài kia trong riêng một tạp chí”. Chỉ số tác động có tác dụng rộng lớn, nhưng còn tranh luận về cách mà nghiên cứu khoa học được cảm nhận và đánh giá.

Một số công ty đang cho ra các chỉ số tác động giả.

Nguồn: Wikipedia
https://en.wikipedia.org/wiki/Impact_factor
Trần Thanh Xuân trích dịch