TÌM HIỂU THÊM VỀ BỆNH NGHIỆN RƯỢU

Hầu hết chúng tôi từng không muốn nhìn nhận rằng chúng tôi là những người nghiện rượu thực sự. Không ai thích nghĩ rằng thể xác và tinh thần của mình khác biệt với bạn bè. Do đó, quá trình uống rượu của chúng tôi được đánh dấu bằng vô số lần nỗ lực hão huyền để chứng minh rằng chúng tôi cũng có thể uống rượu như người khác. Cái ý tưởng cho rằng theo một cách nào đó và vào một ngày nào đó mình sẽ kiểm soát được và thưởng thức được việc uống rượu là nỗi ám ảnh lớn lao của mọi người uống rượu bất bình thường. Sự dai dẵng của ảo tưởng này thật đáng ngạc nhiên. Có nhiều người theo đuổi ảo tưởng này cho đến tận cửa của sự điên cuồng hay tử vong.

Continue reading

CÓ THỂ PHÒNG NGỪA HỘI CHỨNG SAY ĐÊM TRƯỚC KHÔNG?

Có nhiều phương pháp chữa trị hội chứng say đêm trước, nhưng ít có phương pháp nào được thử nghiệm một cách khoa học hoặc được chứng minh có hiệu quả.

Hội chứng say đêm trước (hangover – túc túy) là những gì một số người trải nghiệm vào buổi sáng sau một buổi tối quá say sưa. Các triệu chứng điển hình gồm có nhức đầu, mất nước, mệt mỏi, buồn nôn, ói mửa.

Continue reading

CUỘC ĐỜI BÁC SĨ ARROWSMITH. Sinclair Lewis – Bảo Sơn dịch

Vài dòng tiểu-sử

HARRY SINCLAIR LEWIS là con một bác-sĩ ở vùng quê, sinh tại Sauk Centre, Minnesota, năm 1885. Thuở thơ-ấu và niên-thiếu, ông ở Middle West và sau học tại Đại Học Đường Yale; ở đây ông làm chủ bút tờ văn-học tập-san. Sau khi tốt-nghiệp năm 1907 ông đến New York viết báo một thời-gian, rồi làm việc trong bộ biên-tập của nhiều tờ báo ở nhiều nơi từ East Coast tới California. Sau khi đã viết một số truyện đăng trong các tạp chí và xuất-bản được cuốn truyện đầu tay, Our Mr. Wrenn (1914) ông bỏ nghề viết báo. Tuy nhiên, Main Street (1920) mới thực là tác-phẩm thành công đầu tiên của ông, và cuốn Babbitt (1922) làm cho ông nổi danh thêm.

Năm 1926, ông được thưởng giải Pulitzer về Arrowsmith (1925), nhưng ông từ chối danh-dự này. Tuy nhiên, ông nhận giải Nobel người ta tặng ông năm 1930 và ông chính thức đến Stockholm để lãnh thưởng. Trong khoảng cuối đời ông, ông thường hay ở tại Âu-Châu và tiếp-tục viết cả hai thứ tiểu-thuyết và kịch. Năm 1950, sau khi hoàn thành cuốn truyện cuối cùng, World so Wide (1951), ông dự định làm một vòng du-lịch xa rộng, nhưng ông bị đau và bắt buộc phải ở tại Rome mấy tháng để làm thơ. Ông mất tại đây năm 1951.

Tải về toàn văn Cuộc đời bác sĩ Arrowsmith I
Tải về toàn văn Cuộc đời bác sĩ Arrowsmith II

Continue reading

LỜI CHẨN ĐOÁN CUỐI CÙNG. Arthur Hailey

Lời chẩn đoán cuối cùng (The Final Diagnosis), Phi Trường (Airport), Khách Sạn (Hotel), là những tác phẩm nổi tiếng của Arthur Hailey bên cạnh nhiều vở kịch nổi tiếng được trình diễn khắp nơi trên thế giới và nhiều kịch bản phim rất thành công.
Lời chẩn đoán cuối cùng là một tiểu thuyết về đề tài Y khoa. Bối cảnh là một bệnh viện lớn – nơi sự sống khởi đầu và kết thúc – trong đó trung tâm điểm là phòng xét nghiệm. Từng ngày các phòng mổ chờ đợi trong khi các bác sĩ bệnh lý học cặm cụi với ống nghiệm, kính hiển vi và những mảnh mô người để đưa ra lời chẩn đoán cuối cùng có tính cách quyết định đối với tính mạng và sức khỏe của bệnh nhân.

Continue reading

CẢ ĐỜI HIẾN DÂNG CHO KHOA HỌC. Trần Phương Hạnh

John Hunter ra đời năm 1728 ở Scotland, trong một gia đình nghèo. Hoàn cảnh khó khăn nên thuở nhỏ John không được chăm sóc, suốt ngày cậu chạy chơi ngoài đồng cỏ, trong rừng rậm, trèo phá tổ chim lấy trứng. Đặc biệt cậu rất  ham học hỏi. Sau này chính Hunter cũng tự nhận xét: “Khi nhỏ tuổi, tôi muốn hiểu biết đủ mọi điều: mây gió, cỏ cây, ưa quan sát thiên nhiên; ngắm nhìn chim, ong, kiến, cá”. Lớn lên, cậu phải đến làm việc cho một xưởng gỗ. John khéo tay, làm đồ mộc rất đẹp, nhưng ít lâu sau, xưởng mộc đóng cửa, cậu phải nghỉ việc.

Continue reading

Y DƯỢC. Phan Kế Bính

Ta trước đây chỉ dùng hai thứ thuốc: các vị của Tàu gọi là thuốc bắc, các vị của ta gọi là thuốc nam.

Thuc nam cũng nhiều phương thần hiệu lắm. Như thuốc bó xương, thuốc rắn cắn, thuốc chó dại v.v… nhiều khi chữa khỏi trông thấy. Chắc cũng còn nhiều phương thần hiệu nữa; nhưng ngặt vì tính người mình bí hiểm, ai có phương nào tuyệt hay thì chỉ để làm bài thuốc gia truyền mà kiếm lợi riêng một mình; chớ không ai làm ra sách vở hoặc truyền lại cho người khác. Người ấy mất thì bài thuốc cũng mất, cho nên không còn mấy bài hay đến bây giờ.

Continue reading

YERSIN, NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG ĐẦU TIÊN CỦA TRƯỜNG Y KHOA HÀ NỘI. Trần Phương Hạnh

Hà Nội, năm 1902

Những đường phố nhỏ hẹp, quanh co ôm vòng mặt hồ, mặt nước xanh rờn, phẳng lặng. Những hiệu buôn, mái rêu thấp lè tè, cánh cửa gỗ lùa, nhô ra thụt vào trên hè phố lát gạch cao thấp nhấp nhô.

Tháng 1/1902, Yersin đến Hà Nội. Công việc thành lập trường y khoa đầu tiên của Đông Dương thật không đơn giản dễ dàng vì có nhiều người phản đối.

Continue reading

GÕ NGỰC ĐỂ KHÁM BỆNH. Trần Phương Hạnh

Vào những năm đầu thế kỷ XIX, tại các bệnh viện thủ đô nước Pháp, người ta đồn rằng có một thầy thuốc rất giỏi, chỉ cần gõ nhẹ vào ngực bệnh nhân là có thể đoán biết đủ mọi bệnh. Tin đó lan truyền đến tai Hoàng đế Napoléon. Một hôm, sau khi đi dự dạ hội về khuya mới trở về, Hoàng đế lâm bệnh. Ngài chợt nhớ tới lời đồn đại đó và hỏi:

– Người thầy thuốc nổi tiếng đó là ai vậy? Hãy cho mời ông ta đến đây để chữa bệnh.

– Tâu Hoàng đế – viên cận thần đáp – ông thầy thuốc đó là Corvisart.

Continue reading

DANH HỌA LEONARDO DA VINCI CŨNG LÀ NHÀ Y HỌC. Trần Phương Hạnh

Leonardo da Vinci (1452-1519) không chỉ là một danh họa, một nhà điêu khắc lớn của thời Phục Hưng, mà còn là một nhà giải phẫu học và sinh lý học vĩ đại của thế kỷ XV. Trong những hoạt động đa dạng của ông có sự thống nhất hài hòa giữa tài năng nghệ thuật và lòng đam mê nghiên cứu khoa học và y học. Cộng tác với một thầy thuốc và giảng viên trường y khoa Padua là Marco Antonio de la Torre (1473-1506), ông đã phẫu tích đến 30 xác người tại các bệnh viện lớn ở miền Bắc nước Ý để nghiên cứu kỹ cấu trúc cơ thể người. Ông đã dành nhiều công sức ghi chép tỉ mỉ, có nhiều nhận xét xác đáng về giải phẫu học, đặc biệt ông đã vẽ tới 750 bản phác thảo về cấu trúc cơ, xương, khớp, tim, phổi, các mạch máu lớn nhỏ, não, dây thần kinh và các tạng trong cơ thể con người. Ông còn nghiên cứu trên động vật, làm nhiều thử nghiệm sinh lý học để biết rõ các chức năng hoạt động của những bộ phận trong cơ thể. Ông cũng chú ý đến sự phát triển của phôi thai.

Continue reading

NGƯỜI MỞ ĐƯỜNG CHO PHẪU THUẬT VÔ TRÙNG. Trần Phương Hạnh

Joseph Lister, người thầy thuốc ngoại khoa đã tìm ra phương pháp sát trùng trong phẫu thuật, bằng cách hủy diệt các mầm bệnh tại vết thương nhờ sử dụng những chất hóa học, từ đó hình thành nên ngành phẫu thuật vô trùng, nghĩa là thực hiện những phương pháp sao cho phẫu thuật được tiến hành trong điều kiện hoàn toàn không có mầm bệnh.

Continue reading