Sống tỉnh rượu – Xua đuổi sự cô đơn

Xua đuổi sự cô đơn

Bệnh nghiện rượu được miêu tả là “bệnh cô đơn” và rất ít người nghiện rượu đã khỏi bệnh tranh cải về điểm này. Nhìn lại những tháng năm nhậu nhẹt vừa qua, hàng trăm ngàn người chúng tôi quả là cảm thấy đơn độc ngay khi ở giữa đám đông người đang sung sướng, vui mừng. Chúng tôi thường cảm thấy trong thâm tâm một cảm giác cách biệt, ngay khi vui vẻ hòa đồng.

Nhiều người chúng tôi đã nói rằng họ uống rượu cốt để là “một thành phần trong tập thể.” Nhiều chúng tôi phải uống để “hòa nhập” và để cảm thấy mình thích hợp với phần còn lại của loài người.

Dĩ nhiên khách quan là chúng tôi uống rượu chủ yếu vì mình – nghĩa là đổ rượu vào cơ thể chính mình, vì những tác động mình cảm thấy được bên trong da thịt chính mình. Đôi khi tác động này tạm thời giúp chúng tôi cư xử hòa đồng hoặc tạm thời xoa dịu nỗi cô đơn bên trong chúng tôi.

Nhưng khi tác động của rượu phai nhạt đi, chúng tôi còn lại cảm thấy lẽ loi hơn, xa cách hơn, “khác” hơn bao giờ hết và buồn hơn.

Nếu chúng tôi cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ vì chính việc say xỉn, hoặc vì một việc gì đó đã làm trong lúc nhậu nhẹt, cảm giác bị hắt hủi tăng thêm. Đôi khi chúng tôi thầm lo sợ hoặc thậm chí tin rằng mình đáng bị từ bỏ bởi những gì đã làm. Nhiều chúng tôi nghĩ rằng “Có lẽ mình thật sự là kẻ ngoài lề.”

(Có thể cảm giác này quen thuộc với bạn khi bạn nghĩ lại lần bị vật vã sau cơn say hoặc lần say xỉn tệ hại gần nhất.)

Con đường cô đơn phía trước có vẻ nặng nề, tăm tối và vô tận. Thật quá đau khổ để nói về nó và để tránh suy nghĩ về nó, chúng tôi ít lâu sau nhậu nhẹt trở lại.

Mặc dù một số chúng tôi là dân nhậu một mình, khó nói rằng chúng tôi hoàn toàn thiếu bạn bè trong những ngày nhậu nhẹt. Người người ở chung quanh chúng tôi. Chúng tôi thấy, nghe và tiếp xúc họ. Nhưng hầu hết các cuộc đối thoại quan trọng hoàn toàn ở bên trong chính chúng tôi, được giữ cho riêng mình. Chúng tôi chắc chắn rằng không ai khác có thể hiểu được. Ngoài ra khi xem lại mình, chúng tôi không chắc rằng mình muốn một ai hiểu được.

Không ngạc nhiên là sau đó, khi lần đầu tiên nghe những người nghiện rượu đã hồi phục trong AA (Alcoholics Anonymous) nói chuyện thoải mái và chân thật về chính họ, chúng tôi kinh ngạc. Những mẩu chuyện trong quảng thời gian nhậu nhẹt của họ, những sợ hãi và cô đơn thầm kín của họ chấn động chúng tôi như sấm sét.

Chúng tôi phát hiện – nhưng ngay ban đầu không dám tin – rằng chúng tôi không đơn độc. Cuối cùng, chúng tôi không hoàn toàn khác mọi người.

Cái vỏ cứng dòn của sự tự co cụm phòng thủ và sợ hãi mà chúng tôi trú ẩn đã lâu bị rạn vỡ bởi sự chân tình của người nghiện rượu đã khỏi bệnh khác. Chúng tôi cảm nhận, gần như trước khi nói ra, rằng chúng tôi thực sự thuộc một nhóm nào đó và sự cô đơn bắt đầu tan vỡ nhanh chóng.

Khuây khỏa là một từ quá yếu để diễn tả cảm giác ban đầu của chúng tôi. Nó còn trộn lẫn với sự ngạc nhiên và gần như bàng hoàng. Có thật không? Có tồn tại lâu dài không?

Những người tỉnh rượu trong AA vài năm có thể đoan chắc với bất kỳ người mới nào tại buổi họp AA rằng nó có thật, rất thật. Và nó thật sự tồn tại lâu dài. Nó không chỉ là một khởi đầu giả tạo khác, một thứ mà đa số chúng tôi rất thường trải qua. Nó không phải là một lần chợt bùng niềm vui rồi sau đó nhanh chóng nối tiếp bằng phiền muộn tổn thương.

Thay vào đó, khi số lượng người hiện đã tỉnh rượu trong AA được hàng chục năm tăng lên hàng năm, chúng tôi thấy trước mắt bằng chứng ngày càng vững chắc rằng chúng tôi có thể hồi phục một cách đích thực và dài lâu khỏi nỗi cô đơn của bệnh nghiện rượu.

Hơn nữa, vượt qua những thói quen ăn sâu, kéo dài nhiều năm và các cơ chế bảo vệ khác khó lòng là một quá trình qua đêm. Chúng tôi đã trở nên quen thuộc hoàn toàn với cảm tưởng và hành động bị hiểu lầm và không được yêu thương – dù có thực hay không. Chúng tôi đã quen hành động như những người cô độc. Do vậy sau khi lần đầu tiên ngưng uống, một số chúng tôi cần một ít thời gian và một ít tập luyện để phá vỡ nỗi cô đơn vốn có. Thậm chí dù bắt đầu tin rằng mình không đơn độc nữa, chúng tôi đôi khi hành động và suy nghĩ theo cách cũ.

Chúng tôi mới mẻ với việc đưa tay tìm bạn – hoặc thậm chí với việc tiếp nhận khi nó đến. Chúng tôi không rõ phải xử sự như thế nào hoặc nó có hiệu quả hay không. Và gánh nặng tích tụ cực kỳ nặng nề của những năm sợ hãi vẫn còn lôi kéo chúng tôi. Do đó khi bắt đầu cảm thấy chút ít cô đơn – dù chúng tôi có cô đơn thực sự, cụ thể hay không – các thói quen cũ và sự xoa dịu của rượu dễ dàng quyến rũ chúng tôi.

Lúc này lúc khác, một số chúng tôi còn bị quyến rũ để thua cuộc và trở lại nỗi khốn khổ xưa. Ít ra nó cũng quen thuộc và chúng tôi không phải cố gắng để lấy lại sự thông thạo đã đạt được trong cuộc sống nhậu nhẹt.

Nói với một nhóm AA về mình, một hội viên có lần nói rằng nhậu nhẹt từ thiếu niên đến tuổi bốn mươi là một nghề toàn thời gian và đã trải qua hầu hết mọi chuyện người đàn ông Bắc Mỹ thường học được khi trưởng thành.

Anh nói bây giờ anh tuổi bốn mươi mấy, cai rượu. Anh biết cách uống rượu và cách đánh nhau, nhưng anh chưa bao giờ học được một kỹ năng nghề nghiệp nào và không biết đa số các phép lịch sự xã hội. “Thật kinh khủng,” anh nói. “Tôi thậm chí không biết cách xin bạn gái một cái hẹn hay không biết làm gì khi hẹn hò!” Và tôi biết rằng không có một lớp học nào về “Cách hẹn hò” dành cho những người độc thân 40 tuổi chưa từng biết hẹn.”

Tràng cười trong buổi họp AA đêm ấy đặc biệt chân tình và trìu mến. Bởi nhiều người ở đó thông cảm, đã từng trải qua chính những khó chịu cùng loại này. Khi chúng tôi cảm thấy thô kệch như vậy, lạc hậu ở tuổi 40 (hoặc thậm chí ở tuổi 20 ngày nay), có lẽ nghĩ mình đáng thương, thậm chí lạ đời – nếu như không phải trong phòng đầy những người AA thông hiểu, từng biết chính loại sợ hãi này và có thể bây giờ giúp ta thấy sự hài hước trong đó. Do vậy chúng tôi cười khi thử lại, cho đến khi sửa đổi được. Chúng tôi không phải chịu thua trong nỗi xấu hổ riêng tư nữa, chúng tôi không phải làm lại những cố gắng cũ, vô vọng để tìm sự tự tin xã hội trong hủ nút, trong đó chỉ tìm thấy sự cô đơn.

Đó chỉ là một thí dụ tột độ của loại cảm tưởng lúng ta lúng túng một số chúng tôi gặp khi bắt đầu cai rượu. Nó cho thấy ta có thể lạc lối nguy hiểm đến mức nào nếu cố gắng đi một mình. Có thể có một cơ hội trong hàng triệu cơ hội chúng ta sẽ cai rượu được theo một cách nào đó.

Nhưng bây giờ chúng tôi biết rằng chúng tôi không phải tiến hành mọi chuyện một mình. Ý nghĩa hơn nhiều, an toàn hơn nhiều và chắc chắn hơn nhiều khi thực hiện cùng với một đoàn thuyền hạnh phúc đi chung một hướng. Và không một ai cần phải xấu hổ chút nào khi dựa vào sự giúp đỡ bởi vì tất cả chúng tôi giúp đỡ lẫn nhau.

Không còn xấu hổ khi dựa vào sự giúp đỡ trong lúc cai rượu, cũng giống như sử dụng nạng khi bạn bị gãy chân. Cái nạng là một vật đẹp đẽ đối với người cần đến nó và đối với người biết sự hữu dụng của nó.

Có gì thật sự anh hùng trong sự va vấp và dò dẫm của người khiếm thị – chỉ vì họ từ chối việc sử dụng dễ dàng sự giúp đỡ sẵn có? Nhận lấy nguy cơ một cách ngớ ngẩn – ngay cả khi không cần thiết chút nào – đôi khi cũng được khen ngợi một cách không xứng đáng. Nhưng hỗ trợ lẫn nhau – bởi vì nó luôn luôn hiệu quả hơn – thật sự đáng khen hơn và đáng ngưỡng mộ hơn.

Kinh nghiệm của chính chúng tôi khi giữ được tỉnh rượu phản ánh bao trùm sự khôn ngoan khi sử dụng bất cứ sự giúp đỡ tốt nào sẵn có khi cai rượu. Dù có nhu cầu và mong muốn to lớn, không một ai thoát khỏi bệnh nghiện rượu mà chỉ dựa vào chính mình. Dĩ nhiên nếu có thể được, ta đã không cần đến sự giúp đỡ của AA, của nhà tâm lý học hay của bất kỳ ai khác.

Vì không ai có thể sống hoàn toàn cô độc, vì tất cả chúng ta đều lệ thuộc một mức độ nào đó vào đồng loại ít nhất về một số thức ăn và dịch vụ, chúng tôi thấy thật có ý nghĩa để chấp nhận và sống trong thực tế cụ thể này trong hành trình cực kỳ quan trọng là thoát khỏi bệnh nghiện rượu.

Ý muốn uống rượu có vẻ len lỏi vào đầu ta một cách nhẹ nhàng hơn và êm thấm hơn khi ta ở một mình. Và khi ta cảm thấy cô đơn và khi thèm rượu trổi dậy, nó có vẻ nhanh nhẹn và mạnh mẽ đặc biệt.

Những ý tưởng và thèm muốn ấy ít khả năng xảy ra hơn nhiều khi chúng tôi có người khác chung quanh, đặc biệt là người không uống rượu khác. Nếu xuất hiện, chúng có vẻ không mạnh bằng và dễ bị gạt qua một bên khi ta tiếp xúc với những hội viên AA bè bạn.

Chúng tôi không quên rằng hầu hết mọi người đôi lúc cần thời gian cho riêng mình để hồi tưởng, để mua sắm thức ăn, để giải quyết việc riêng hoặc để nghỉ ngơi sau căng thẳng thường ngày. Nhưng chúng tôi thấy thật nguy hiểm khi chìu lòng chuyện này, nhất là khi ta hơi buồn rầu hoặc tự thán. Gần như có bất cứ một bạn đồng hành nào cũng tốt hơn là một mình lẽ loi chua xót.

Dĩ nhiên ngay cả tại buổi họp AA, vẫn có thể muốn uống rượu, cũng như người ta có thể cảm thấy lẽ loi trong đám đông. Nhưng khả năng không uống khi đồng hành với AA khác cao hơn nhiều so với khi ta ở một mình trong phòng hoặc ở một góc khuất yên tỉnh, vắng người của quán rượu.

Khi bạn chỉ có chính mình để trò chuyện, câu chuyện trở nên lẩn quẩn. Càng lúc càng lúc nó loại bỏ những thông tin có ý nghĩa do người khác cung cấp. Cố gắng tự thuyết phục chính mình không uống rượu cũng giống như cố gắng tự thôi miên. Thường thường nó có hiệu quả cũng như việc thuyết phục con lừa đang mang thai đừng đẻ khi đã đến lúc sanh.

Vì những lý do này, khi đề nghị đừng để mình mệt và đói, chúng tôi thường kết hợp nhắc nhở một khả năng nữa, thành ba: “Đừng để bạn quá mệt, quá đói hoặc quá cô đơn.”

Hãy kiểm tra xem.

Khi ý muốn uống rượu thoáng qua đầu bạn bất kỳ lúc nào sắp tới, hãy ngừng lại để xem xét. Cũng thường khi bạn có khả năng thấy mình đang ở trong một hay nhiều hơn ba tình trạng nhiều nguy cơ này.

Hãy nói chuyện với người nào đó ngay. Điều này ít ra cũng bắt đầu xoa dịu được nỗi cô đơn.

Nguồn: Living sober. Alcoholics Anonymous