Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ NGOÀI TRỜI VÀ PHỔI

Một người trưởng thành hít thở khoảng 15 mét khối không khí mỗi ngày. Mặc dù các chất ô nhiễm trong không khí thường không nhìn thấy được, chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe chúng ta, bao gồm phổi, tim, các hệ thống cơ quan khác và thai nhi đang hình thành. Bài này nhằm cung cấp cho bạn câu trả lời cho nhiều thắc mắc về ô nhiễm không khí ngoài trời và phổi của bạn.

Các chất ô nhiễm không khí chủ yếu là gì?

Chất ô nhiễm không khí là “bất kỳ một chất gì trong không khí khi đạt đủ nồng độ có thể làm hại con người, động vật, thực vật hoặc vật liệu”. Có nhiều chất ô nhiễm trong không khí và các thành phần khác nhau làm ô nhiễm không khí thay đổi từ nơi này sang nơi khác. Tuy nhiên, một số chất ô nhiễm được theo dõi chặt chẽ hơn bởi vì người ta đã nhận biết rằng chúng gây hại cho môi trường hoặc sức khỏe. Các chất ô nhiễm chủ yếu bao gồm ozone (O3), dioxide nitro (NO2), bụi và dioxid sulphur (SO2).

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng gì đến phổi của bạn?

Ảnh hưởng hô hấp của ô nhiễm không khí tùy thuộc vào loại và hỗn hợp các chất ô nhiễm, nồng độ trong không khí, thời gian bạn phơi nhiễm chất ô nhiễm, số lượng chất ô nhiễm bạn hít vào và số lượng chất ô nhiễm xâm nhập vào phổi bạn.

Các triệu chứng phổi có thể thấy ngay sau khi phơi nhiễm ô nhiễm nồng độ cao bao gồm kích thích đường thở, khó thở, và nguy cơ cơn kịch phát suyễn tăng lên. Phơi nhiễm chất ô nhiễm trong một thời gian dài đã được chứng minh làm tăng sự xuất hiện các bệnh phổi, bao gồm cả ung thư và tử vong do các bệnh này.

Ai có nguy cơ cao nhất khi phơi nhiễm ô nhiễm không khí và cách nó ảnh hưởng đến họ?

Ô nhiễm không khí đặc biệt làm hại người vốn đã bị bệnh phổi như suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD – bao gồm viêm phế quản mạn tính và khí thủng phổi). Tuy nhiên, người lớn tuổi, trẻ em và trẻ đang hình thành cũng có nguy cơ chịu ảnh hưởng độc hại cao hơn khi phơi nhiễm không khí ô nhiễm.

Nếu bạn bị bệnh hô hấp mạn tính hoặc bạn lớn tuổi, bạn có nguy cơ cao nhất bị ảnh hưởng độc hại của ô nhiễm không khí, như chết sớm vì bệnh phổi hoặc bệnh tim. Nếu bạn có đường thở mẫn cảm, phơi nhiễm ô nhiễm không khí có thể kích phát cơn suyễn và gây ra khò khè, ho và kích thích hô hấp.

Người mạnh khỏe, làm việc hoặc thể dục ngoài trời cũng chịu các tác hại của ô nhiễm không khí, nhất là lúc nồng độ ozone mặt đất tăng cao.

Bạn làm giảm phơi nhiễm ô nhiễm không khí bằng cách nào?

Có thể tránh phơi nhiễm các chất ô nhiễm không khí theo một số cách, tùy theo loại chất và mức độ ô nhiễm không khí.

Nói chung, đầu tiên là bạn phải xem cảnh báo ô nhiễm không khí trong ngày. Vào mùa đông, tránh đi bộ dọc theo con đường đông đúc, đầy khói xe. Vào mùa hè, mức ô nhiễm không khí thường cao hơn vào những ngày nắng nóng. Do đó hãy cố gắng tránh các hoạt động nặng ngoài trời hoặc là hoạt động vào buổi sáng khi mức độ ô nhiễm thường thấp hơn.

  Ozone (O3) Dioxid nitro (NO2)
Nó là gì? Ozone là một khí gồm có 3 phân tử oxy. Nó có thể tốt hoặc xấu tùy theo nó ở đâu. Dioxid nitro là các khí có chứa nitro và oxy. Dioxid nitro (NO2 – một trong các oxid nitro có trong không khí) là một khí màu nâu – đỏ, mùi gắt và là nguồn chủ yếu của khói mù.
Nó từ đâu đến? Trong tầng tỉnh khí (“lớp ozone”, cách mặt đất 15-40 km), ozone tốt, bởi vì nó cần thiết để hấp thu tia tử ngoại độc hại và ngăn tia không cho đến trái đất.

Gần mặt đất, ozone không tốt, bởi vì nó được tạo ra bởi các phản ứng hóa học giữa tia nắng mặt trời và các khí hữu cơ và oxid nitro phóng thích từ xe hơi, nhà máy điện, lò đun công nghiệp, quặng, nhà máy hóa chất và các nguồn khác.

Nguồn oxid nitro chủ yếu do con người tạo ra bao gồm động cơ xe, nhà máy điện và các nguồn đốt nhiên liệu hóa thạch khác. Các oxid nitro và các chất ô nhiễm hình thành từ chúng có thể được gió và thời tiết vận chuyển đi xa.
Nó ảnh hưởng gì đến phổi? + Kích thích mũi và họng

+ Gây ra khò khè, ho, đau khi hít sâu

+ Gây ra khó thở khi thể dục hoặc hoạt động ngoài trời

+ Làm giảm dung lượng phổi (là số lượng không khí phổi bạn có thể giữ)

+ Làm suyễn nặng thêm

+ Làm tăng việc sử dụng thuốc dãn phế quản (trong suyễn)

+ Làm tăng khả năng bị tổn thương vì các bệnh phổi như viêm phổi và viêm phế quản

+ Làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh phổi bệnh tim

+ Làm tăng số nhập viện do bệnh phổi

+ Làm tăng tần số mắc bệnh suyễn

+ Làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh phổi

+ Làm tăng số nhập viên do bệnh phổi

Nên làm gì khi bạn phơi nhiễm mức độ cao? + Người bệnh suyễn, người lớn tuổi và nhũ nhi nên tránh thể dục ngoài trời

+ Người có triệu chứng suyễn, khó thở hoặc ho nên đến gặp bác sĩ, hoặc nghỉ ngơi và sử dụng thuốc cắt cơn nếu đã được kê toa

+ Nếu triệu chứng kéo dài, nên đến gặp bác sĩ

+ Người có triệu chứng suyễn, khó thở hoặc ho nên đến gặp bác sĩ, hoặc nghỉ ngơi và sử dụng thuốc cắt cơn nếu đã được kê toa

+ Nếu triệu chứng kéo dài, nên đến gặp bác sĩ

 

  Bụi Dioxid sulphur (SO2)
Nó là gì? Bụi là hỗn hợp các hạt rắn và lỏng nhiều kích cỡ khác nhau.

+ Hạt thô: 2,5 – 40 µm (tóc dày 75 µm)

+ Hạt 10: 2,5 – 10 µm

+ Hạt mịn: (cũng được gọi là Bụi 2,5) < 2,5 µm

+ Hạt cực mịn: đường kính < 0,1 µm

Dioxid sulphur là một khí không màu, mùi nghẹt thở (pungent, suffocating), sinh ra khi đốt lưu huỳnh.
Nó từ đâu đến? Nguồn gốc tự nhiên của bụi gồm có núi lửa, bọt nước biển, phấn hoa, bào tử nấm và hạt đất. Bụi do người tạo ra chủ yếu từ qui trình công nghiệp, xây dựng và chất thải máy dầu xăng và cọ xát giữa bánh xe và mặt đường. Bụi cũng được hình thành trong khí quyển khi các khí bị thay đổi trong không khí bởi các hóa chất.

Bụi lớn hơn có khuynh hướng bị giữ ở mũi, bụi nhỏ hơn có nhiều cơ hội hơn xâm nhập sâu vào trong phổi. Dù bụi là một hỗn hợp phức tạp các hợp chất hóa học, ngày càng có nhiều bằng chứng là diesel soot (than đen) là đặc biệt độc hại.

Hầu hết dioxid sulphur do nhà máy điện nhiên liệu hóa thạch sinh ra. Các nguồn khác là các nhà máy sản xuất thành phẩm từ vật liệu thô như than đá và dầu thô, hoặc đốt than hoặc dầu để sinh nhiệt (nhà máy lọc dầu, sản xuất xi măng hoặc luyện kim). Dioxid sulphur và các chất ô nhiễm từ dioxid sulphur như là hạt sulphate có thể được vận chuyển xa.
Nó ảnh hưởng gì đến phổi? + Kích thích mũi và họng

+ Tăng số nhập viện do bệnh phổi

+ Gây ra tử vong sớm vì bệnh tim bệnh phổi

+ Có thể đi kèm suyễn

+ Góp phần gây bệnh hô hấp, nhất là ở trẻ em và người lớn tuổi

+ Làm nặng thêm các bệnh phổi bệnh tim hiện có, nhất là ở người bệnh suyễn

+ Hạt sulphate (hình thành khi SO2 phản ứng với các hóa chất khác trong không khí) tụ tập trong phổi và làm tăng các triệu chứng và bệnh hô hấp, khó thở và thậm chí tăng nguy cơ tử vong sớm

Nên làm gì khi bạn phơi nhiễm mức độ cao? + Người bệnh tim hoặc bệnh phổi nên tránh thể dục nặng

+ Người đau ngực, khó thở hoặc ho nên đến gặp bác sĩ hoặc sử dụng thuốc cắt cơn nếu đã được kê toa

+ Nếu các triệu chứng kéo dài, nên đến gặp bác sĩ

+ Người bệnh suyễn, người lớn tuổi hoặc nhũ nhi nên tránh phơi nhiễm quá nhiều

+ Người có triệu chứng nên đến gặp bác sĩ hoặc sử dụng thuốc cắt cơn nếu đã được kê toa

Nguồn: European Lung Foundation
http://www.europeanlung.org/assets/files/en/publications/outdoor_air_pollution.pdf
Trần Thanh Xuân lược dịch