NGƯỜI MỞ ĐƯỜNG CHO NGÀNH PHẪU THUẬT. Trần Phương Hạnh

Có ai ngờ những thầy thuốc hành nghề mổ xẻ xưa kia ở Châu Âu chỉ được quyền rạch da, trích mụn; có người phục vụ như những kẻ hầu ở những nhà tắm công cộng, để cắt những cục chai ở tay chân hoặc dùng dao kéo để làm theo một số yêu cầu của khách tắm! Trong hoàn cảnh đó đã xuất hiện Ambroise Paré (1509-1590), người đã có tác động “mở đường” cho ngành phẫu thuật trong y khoa.

Continue reading

ĐỪNG UỐNG RƯỢU! Peter J. Steincrohn (Nguyễn Hiến Lê dịch)

Trong nhiều trường hợp, rượu là vị thuốc tốt
Cụ A. 84 tuổi, mỗi lần giới thiệu tôi với một người quen của cụ, đều nói thêm câu hóm hỉnh này: “Hồi tôi mới sáu mươi cái tuổi xuân, ông đây, bác sĩ của tôi, đã tập cho tôi cái tật nhậu nhẹt. Tôi nhớ hồi đó tôi bị chứng mất ngủ, cơ hồ không có thuốc nào trị được. Uống thuốc nào thì sáng hôm sau cũng thấy miệng khô, đắng nghét. Bác sĩ của tôi bảo tôi uống một viên aspirine chung với một ngụm rượu Cherry hay Porto. Phương thuốc đó thật thần hiệu và tôi theo luôn đến giờ, đêm nào cũng ngủ say như một em bé.
Nói xong, ngừng một chút, cụ lại ngó tôi mà bảo nửa đùa nửa thật: “Tôi vẫn tự hỏi hậu quả của phương thuốc đó sau này ra sao, không biết tôi có thành một tên nghiện không?”

Continue reading

TIA SÁNG DIỆU KỲ. Trần Phương Hạnh

W.K. Roentgen (1845-1923)

Năm 1901, năm bắt đầu thế kỷ 20, được đánh dấu bằng sự kiện giải Nobel y học được đặt ra và lần đầu tiên trao tặng cho một phát hiện vĩ đại trong việc tìm hiểu cơ thể con người: đó là phát hiện về tia X của nhà vật lý học người Đức, Wilhelm Konrad Roentgen (1845-1923).

Continue reading